Thường xuyên ngứa âm đạo, tiết dịch đặc và có dạng bột như phô mai là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng nhiễm trùng nấm Candida. Các nhà khoa học cho biết cấu tạo âm đạo của phụ nữ có sự kết hợp giữa các loại nấm và vi khuẩn tự nhiên có chức năng duy trì môi trường trong lành. Tuy nhiên, sự cân bằng này có thể bị phá vỡ, tạo cơ hội để nấm candidaℱ albicans phát triển quá mức, từ đó gây ra nhiễm trùng.
Theo Insider, đây là loại nhiễm trùng âm đạo phổ biến và ảnh hưởng đến một triệu phụ nữ ở Mỹ hàng năm. Hơn nữa, các nhà khoa học còn cho biết có đến 75% phụ nữ ước tính bị nhiễm trùng nấm🍒 men ít nhất một lần trong đời. Dưới đây là nguyên nhân của nhiễm trùng nấm Candida.
Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh phổ rộng thường dùng để đ🌜iều trị viêm phế quản h๊oặc nhiễm trùng xoang có thể gây hại cho sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên của cơ thể. Theo các chuyên gia lý giải, lượng thuốc khi đi vào cơ thể sẽ quét sạch vi khuẩn xấu gây bệnh, cả vi khuẩn có lợi như Lactobacillus. Nếu không có đủ Lactobacillus, âm đạo sẽ ít axit hơn, trở thành môi trường lý tưởng cho nấm phát triển.
Do đó, nếu các chị em bị nhiễm trùng nấm Candida mạn tính hoặc dễ bị nhiễm trùng nấm men mỗi khi dùng thuốc kháng sinh, hãy trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, phái nữ cũnꦐg c🐻ó thể bổ sung probiotic chứa Lactobacillus qua đường ăn uống và nên hạn chế dùng thuốc kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng nhỏ.
Thay đổi nội tiết tố
Sự mất cân bằng nội tiết tố có liên quan đến nhiễm trùng nấm Candida. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, phụ nữ có nhiều khả năng bị nhiễm nấm Candida hơn nếu họ đang mang thai, có sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố hoặc tr🔴ong khoảng thời gian có kinh. Những yếu tố này làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của hai hormone progesterone và estrogen. Vì lượng estrogen trong cơ thể tăng cao đã khiến nấm Candida phát triển quá mức.
Tiểu đường
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ đáng kể꧃ giữa lượng đường tr𒆙ong máu cao, nhiễm trùng nấm âm đạo. Theo một dữ liệu từ hơn 300.000 người cho thấy những người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 và type2 có nguy cơ nhiễm trùng nấm men cao hơn những người không mắc bệnh này.
Ngoài bệnh tiểu đường, bệnh lý khác cũng góp phần khiến chị em bị suy giảm hệ miễn dịch như HIV hoặc ung thư. Về lâu dài, bệnh lý này sẽ làm hệ thốn🐻g miễn dịch sẽ trở nên yếu ớt và khó chống lại bất kỳ loại nhiễm trùng nào, bao gồm cả nhiễm trùng nấm men.
Các chuyên gia y tế cho biết bệnh tiểu đường nếu không được kiểm🍨 soát tốt sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên mức rất cao. Sự gia 🍸tăng này có thể khiến nấm men phát triển quá mức, đặc biệt là ở vùng âm đạo. Do đó, việc duy trì lượng đường trong máu sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Mặc đồ không thoáng khí
Thói quen mặc quần áo tưởng chừng vô hại nhưng lại chính là nguyên nhân hàng đầu gâ꧒y ra tình trạng nhiễm trùng nấm Candida. Theo TS Robert Goldfarb, bác sĩ sản phụ khoa tại bệnh viện Henry Ford West Bloomfield, những chất liệu jean bó sát, đồ lót không làm từ cotton là yếu tố góp phần tạo ra môi trường hoàn hảo cho nấm Candida phát triển. Nguyên nhân do thói quen mặc quần bó sát, đồ lót không làm từ cotton không cho phép không khí lưu thông quanh âm đạo.
Gợi ý của BS Robert Goldfarb là các chị em nên chuyển sang đồ lót bằng vải cotton, hạn chế mặc đồ bó sát để không khí lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, ông cũng khuyên phái nữ nên tha🥂y quần áo ẩm ngay sau khi tập luyện, đừng dành hàng giờ trong bộ đồ tắm ướt sau khi bơi.
Căng thẳng
Căng thẳng làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch. Đó là lý do tại sao nh๊iều phụ nữ bị nhiễm trùng nấm Candida khi họ đang trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống như lậ💃p kế hoạch đám cưới, ly hôn, đối mặt với thất nghiệp hoặc chuyển nhà.
Theo các nhà khoa học nhận định, mối liên hệ giữa căng thẳng và tìnꦛh trạng nhiễm trùng nấm Candida phụ thuộc vào cortisol, một loại hormone được tiết ra khi não bộ căng thẳng. Khi cảm giác căng thẳng kéo dài, mức cortisol trong cơ ꧅thể tăng cao dẫn đến lượng đường trong máu sẽ nhân lên. Trong khi đó, nấm Candida ở âm đạo lại phát triển mạnh nhờ đường.
Để giảm nguy cơ trên, c🍨ác chị em hãy xem xét các phương pháp giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền, yoga và tập thể dục thường xuyên.
Huyền My (Theo Insider, Everyday Health)