Nhiễm độc gan là tình trạng gan bị tổn thương, dẫn đến viêm ở gan. Theo Medical News Today, có nhiều nguyên nhân khiến gan bị nhiễm độc nh𝕴ưng thꦏường thấy các tác nhân sau.
Rượu bia: Việc tiêu thụ quá nhiều rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến tích tụ các chất độc gây hại cho gan và giảm khả năng tái tạo của cơ quan này. Acetaldehyde là sản phẩm phụ độc hại𒐪 xảy ra khi gan phân hủy rượu. Nó có thể tích tụ trong 🌃gan, gây ra sẹo vĩnh viễn và làm chết các tế bào.
Thuốc men: Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có thể gây nhiễm độc gan, đặc biệt khi dùng thuốc mà uống rượu. Các loại thuốc không kê đơn có thể gây ngộ độc gan như: acetaminophen (phổ biến nhất), aspirin, ibuprofen và naproxen. Thuốc kê đơn có liên quan đến nhi🎶ễm độc gan: statin, thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống ung thư, tác nhân ức chế miễn dịch...
Chất bổ sung thảo dược: Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận Mỹ, một số chất bổ sung thảo dược có chứa lô hội, cascara (vỏ khô c🌟ủa quả cà phê chín)... có thể gây độc cho gan. Ngoài ra, việc bổ sung thực phẩm chức năng quá nhiều cũng có thể gây hại cho gan.
Hóa chất công nghiệp: Ăn và hít phải hoặc da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tại nơi làm việc, ngoài môi trường, trong thực phẩm...🌟 đều gây độc cho cơ thể, nhiễm độc gan. Nếu đã tiếp xúc với hóa chất độc hại, trước tiên, bạn phải tìm cách làm giảm tác hại của chúng. Uống nước hoặc sữa khi nuốt phải chất độc (nếu còn tỉnh táo, không bị co giật).꧂ Nếu chất độc vào mắt, bạn rửa mắt ngay lập tức dưới vòi nước chảy trong ít nhất 15-20 phút. Với chất độc trên quần áo, bạn cần cởi bỏ đồ ngay và rửa sạch vùng da dưới vòi nước. Nếu hít phải khí độc, bạn cần nơi thoáng khí, tránh xa khói, nguồn khí độc rồi nhanh chóng gọi cấp cứu.
Các triệu chứng của nhiễm độc gan thường từ nhẹ đến nặng và đôi khi không có dấu hiệu. Các triệu chứng thường gặp, ít nghiêm trọng của bệnh như: buồn nôn và nôn, sốt, ớn lạnh, đau bụng, ăn mất ngon, ngứa da. Gan bị nhiễm độc có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng gồm: vàng da♚, tổn thương não, rối loạn đông máu, 🐲cổ trướng (sưng bụng do tích tụ chất lỏng). Nhiễm độc gan có thể khó chẩn đoán vì các triệu chứng tương tự những bệnh gan khác.
Điều trị và phòng ngừa
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc kết hợp truyền tĩnh mạch có thể cải thiện tổn thương gan do nhiễm độc. Bệnh nhân bị nhiễm độc gan nếu điều trị kịp thời sẽ hồi phục hoàn toàn trong 2-3 tháng. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhiễm độc gan có thể dẫn đến tích tụ mô sẹo, gây tổn thương gan vĩnh viễn không thể phục hồi hoặc suy gan cấp tính. Trường hợp tổn thương gan vĩnh viễn phải ghép gan để phục hồi chức năng gan.
Ngừng sử dụng một số thuốc hoặc tác nhân có liên quan giúp kiểm soát nhiễm độc gan. Bạn có thể tránh tác nhân khiến gan bị nhiễm độc như: dùng thuốc theo liều lượng khuyến cáo (thuốc không kê đơn) và theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi thuốc theo khuyến nghị của bác sĩ (nếu thuốc gây nhiễm độc); ngừng uống rượu, hạn chế dùng thuốc kích thích, thảo dược hoặc chất bổ sung dinh dưỡng gây độc; hạn chế tiếp xúc, hoặc bảo vệ cơ thể khỏi chất độ🍌c hại ở nơi làm 🍌việc.
Gan có khả năng tự tái tạo sau khi bị tổn thương nhưng tiếp xúc liên tục với chất độc có thể làm tổn thương cơ quan này vĩnh viễn. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhiễm độc gan phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của sẹo. Một số trường hợp hiếm gặp, người bị nhiễm độc gan phát triển các biến chứng gan khác như hội chứng ống mật biến🅰 mất và bệnh🐼 gan ứ mật.
Mai Cát
(Theo Medical News Today)