ꦛChủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho biết nhà thơ Hoàng Cát mất lúc 16h15 ngày 1/7, sau thời gian dài chống chọi căn bệnh ung thư.
Lễ tang của nhà thơ được tổ ꧙chức lúc 10h30 ngày 4/7, tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn. 12h cùng ngày, gia đình tổ chức truy điệu và đưa tang ông. Nhà thơ sẽ được an táng tại nghĩa trang Quán Dền, Hà Nội.
Nhiều năm thân thiết, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhận thấy Hoàng Cát là người dễ xúc động, sống chân tình, cởi mở. Dù cuộc đời nhiều thăng trầm, từ gặp tai nạn nghề nghiệp, chấn thương từ chiến tranh ả♏nh hưởng sức lao động đến bệnh tậtꦏ về già, nhà thơ Hoàng Cát luôn giữ cho mình cái nhìn lạc quan, trong trẻo với cuộc đời.
Theo ông Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Hoàng Cát là một người ''sống ngay thẳng, trung thực, tràn 𓆉ngập yêu thương, không bao gi🅠ờ đi vòng trên đường đời và trong sáng tạo thơ ca". Ông sinh năm 1942 tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sau khi học xong Trung cấp Cơ điện Hà Nội, ông về làm công nhân tại Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Khi ấy, Hoàng Cát bắt đầu viết văn, làm thơ.
Năm 1965, Hoàng Cát vào chiến trường Thừa Thiên - Huế, sau đó bị thương, phải mang chân giả. Sau năm 1971, ông xuất ngũ về Hà Nội, tiếp tục sáng tác. Ông là tác giả của nhiều tập thơ như Tháng giêng dai dẳng, Ngôi sao biếc, Mùa thu - tình yêu cuộc đời, Thanh thản, cùng tập truyện ngắn Chuyện tình của Xin.
Thời điểm mới làm thơ, Hoàng Cát có duyên gặp gỡ và thân thiết Xuân Diệu. Ông từng thừa nhận rằng Xuân Di✃ệ𒈔u dành cho mình một tình yêu lớn, thứ tình cảm giúp ông vượt qua những thời điểm khó khăn, đồng thời chỉ ông cách làm thơ và nuôi dưỡng ước mơ. Về phía mình, ông luôn thương và chiều chuộng Xuân Diệu hết mực.
Hoàng Cát được cho là nguồn cảm hứng để Xuân Diệu sáng tác bài thơ Biển năm 1962, mô tả những cảm xúc cháy bỏng của tình yêu đôi lứa: "Anh xin làm sóng biếc. Hôn mãi cát vàng em. Hôn thật khẽ, thật êm. Hôn êm đềm mãi mãi. Đã hôn rồi, hôn lại. Cho đến mãi muôn đời. Đến tan cả đất trời. Anh mới thôi dào dạt...''.
Nhà thơ Đặng Vương Hưng từng kể trong một lần đến thăm Hoàng Cát, ông thấy trong cuốn sổ tay của nhà thơ có bài Biển và dòng c♎hữ mà Xuân Diệu chép tay, ghi rằng: "Tặng em Hoàng Cát của anh".
Sinh thời, Hoàng Cát trải qua những năm tháng cực khổ. Vì bị ''treo bút'' do viết truyện ngắn 'Cây táo ông lành', các sáng tác sau đó không được đăng tải, ông cùng vợ phải làm 17 nghề để kiếm sống như nuôi lợn, bán nước chè, làm nem chạo, dán hộp thuốc, rang đậu phộng. Dù khó khăn, ông chưa bao giờ dừng lại việc làm thơ. Những sáng tác của nhà thơ vào thời điểm khó khăn ấy được đưa vào tập Tháng giêng dai dẳng (1991).
Khi gần 70 tuổi, ông đối diện bệnh thoát vị ổ bụng và ung thư hạch cổ. Trong thời gian ấy, nhà thơ duy trì việc sáng tác, từng ra mắt tập Cảm tạ cuộc đời (2015), cho thấy ý c✱hí kiên cường, gửi gắm tình yêu cuộ🔯c sống.
Cuối năm ngoái, tác giả giới thiệu tuyển thơ tên Cõi người được gộp từ 12 tập, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 8 cùng năm. Xuyên suốt 1.000 trang thơ, bạn đọc được thấy một tâm hồn trong trẻo, tích cực của ông, như những câu trong bài Lãng mạn: ''Ta muốn hét, ta muốn gào thật lớn. Cuộc sống mến yêu - người đẹp ꧙quá chừng. Có phải thế chăng - ta rồi vĩnh biệt. Nên nhìn đâu cũng thấy đẹp rưng rưng".
Trong cuốn kỷ yếu của Hội Nhà văn Vi♔ệt Nam, Hoàng Cát từng viết: ''Nghề văn là một nghề vô cùng cao quý. Cho dù nhà văn có thể rất nghèo. Nếu một xã hội không biết quý trọng nhà văn thì đó là một xã hội man rợ, một xã hội bỏ đi. Là con người thật sự, con người đúng nghĩa, Con Người - vꦿiết hoa, không thể thiếu thi ca, không thể thiếu văn học. Nếu có kiếp sau, xin cho tôi được làm thi sĩ".
* Một số tác phẩm của nhà thơ Hoàng Cát
>> Xem thêm: Nhà thơ Hoàng Cát thanh thản giữa sống và chết
Phương Linh