Reuters dẫn lời Jay Carney, người phát ngôn Nh𓃲à Trắng, cho biết Mỹ không phải là một bên tranh chấp nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm châu Á vừa qua đã liên tục nhấn mạnh sự cần thiết phải đối thoại hòa bình trong những tranh chấp khác nhau liên quan đến Biển Đông và Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên phủ tổng thống Mỹ đề cập đến vấn đề Biển Đông kể từ hôm 1/5, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép🐲 và khiến tình hình🤪 thêm căng thẳng.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trꦿung Quốc tăng cao kể từ khi Bắc Kinh hồi đầu tháng triển khai trái phép giàn khoan dầu trên Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Những vấn đề này "cần được giải quyết thông qua đối thoại, không phải bằng sự đe dọa", ông Carney trả lờ꧂i trong buổi họp báo hôm qua. "Chúng tôi một lần nữa kêu gọi đối thoại trong cách giải quyết của họ".
Thông báo của Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Oba🍨ma đang vấp phải một số chỉ trích, ch꧑o rằng nó khoa trương hơn thực chất.
Căng thẳng trên Biển Đông diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Obama kết thúc chuyến thăm châu Á hồi cuối tháng 🤡4. Theo đó, Tổng thống Mỹ cam kết rằng Washington sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo vệ các quốc gia đồng minh trong khu vực.
Mỹ cũng là quốc gia đầu tiên bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông dưới nhiều cấp và được lặp lại nhiều lần, thể hiện mối quan tâm của nước này trong sự việc. Bộ Ngoại giao Mỹ và Ngoại trưởng John Kerry đều đã lên tiếng phản đối hành động triển khai giàn khoan dầu ở Biển Đông của Trung Quốc, co𓂃i đây là một bước đi "khiêu khích", "gây tổn hại đến hòa bình và an ninh trong khu vực".
Nhiều nghị sĩ của Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ John McCain, chỉ ra rõ ràng trong tuyên bố của hꦏọ rằng vị trí mà Trung Q﷽uốc đặt giàn khoan thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng có lợi ích trong tự do thương mại và hàng hải ở Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải nhộn nhịp giao cắt.
Như Tâm