Thư gửi Mina là tiểu thuyết thứ tám của nhà văn Thuận (Paris, Pháp) vừa phát hành trong nước. Sách không chỉ chạm vào vấn đề của thế giới như di dân, tị nạn chiến tranh mà còn đưa ra những bối cảnh tình yêu và tình dục theo góc nhìn của tác giả. VnExpress có cuộc trao đổi với Thuận xoay quanh tác phẩm.
- Trang 23 của "Thư gửi Mina" miêu tả cuộc làm tình chóng vánh giữa nhân vật Pema (người yêu của chàng phóng viên chiến trường tại Afghanistan) với chàng trai Italy khỏe mạnh, hấp dẫn. "Trên giường, chúng nó vừa làm tình vừa cầu nguyện cho Kabul", chị viết. Vì sao xuyên suốt tiểu thuyết, các vấn đề về chiến tranh, tôn giáo luôn đan xen vào những câu chuyện tình ái và hôn nhân?
- Chiến tranh, bao đời nay, là hệ lụy của tôn giáo. Chỉ vì niềm tin vào một thứ ất ơ nào đấy mà loài người sẵn sàng chém giết lẫn nhau, nhiều khi khai tử cả một dân tộc. Viết gần xong Thư gửi Mina, tôi chợt nhận ra hầu như tất cả nhân vật của tiểu thuyết đều là nạn nhân nếu không trực t𝓡iếp thì cũng gián tiếp của chiến tranh.
Pema ở Sài Gòn, nhưng chàng phóng viên Việt kiều của cô lại "nghiện cảm gi๊ác chênh vênh và sự nguy hiểm", bằng mọi giá phải đến được chiến trừng Kabul - điểm nóng nhất hành tinh. Tình yêu của họ vì thế không ngát hương hoa hồng mà tỏa mùi khói bom và tử khí, không dạo quanh hồ Con Rùa🦋 mà lang thang hang cùng ngõ hẻm một đất nước Hồi giáo xa lạ.
Nhưng nếu trí tưởng tượng có khả năng giúp con người vượt đại dương và sa mạc, thì nhiều khi lại bó tay trước sự sợ hãi. Để quên đi những ám ảnh về một cái chết bất ngờ có thể rꦍơi vào chàng phóng viên, Pema lao vào làm tình với một người đàn ông khác.
Tình dục là th🀅ứ cũ mèm như Trái đất và t𝕴hường bị gắn cho từ "bản năng", nhưng với Pema đó có vẻ như một tính toán, một lý giải, một lựa chọn. Không có chuyện cô chấp nhận những quan niệm truyền thống nơi mà phụ nữ thường lụy tình, còn đàn ông được quyền "năm thê, bảy thiếp".
Trong nhục dục, Pema rạch ròi với bản th🦂ân (cô cần một cơ thể đàn ông đẹp đẽ vàᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ khỏe mạnh giúp giữ tinh thần để chống trả tử thần) và sòng phẳng với bạn tình (trên giường họ vừa làm tình vừa cầu nguyện cho Kabul, nhưng theo tôn giáo của riêng mình, người này có Phật, người kia có Chúa).
- Xen giữa những bức thư nhân vật Th gửi cho Mina và tin tức chiến sự, là những bức thư Pema gửi cho người tình. Các câu chuyện cuộn xoắn vào nhau tạo nên một hấp lực nhưng cũng chứa cảm giác chán chường. Khi viết, chị cũng trải qua tâm trạng như thế?
- Thườnꦡg xuyên chứ. Có lẽ, khi viết là lúc tôi bi quan nhất. Những ý nghĩ tươi sáng, những hy vọng, niềm tin, cứ theo ngôn từ mà biến sạch. Có vẻ như càng suy ngẫm, càng phân tích, càng khách quan, thì tôi càng phát hiện những ngóc ngách ảm đạm, những gam xám của hiện thực mà chúng ta đang sống.
Vâng, tôi đã cố gắng không ngừng để tìm cách gắn kết các chi tiết, các nhân vật với nhau, bằng một tổng thể rắn chắc của tiểu thuyết, nhưng có vẻ như nhiều lúc tôi đã thất bại, và độc giả vẫn cảm giác về một sự tan rã â💃m ỉ, một tuyệt vọng ngấm ngầm đằng sau những hài hước đen, những "lên đỉnh", những "cực khoái"... Tình dục, tình yêu có đủ mạnh không, tôi không biết. Nhưng tôi biết chúng ta yếu đuối hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
- Khi viết về tình dục, chị không khơi gợi một "khoái cảm" nuông chiều độc giả, mà thay vào đó là một khía cạnh tương phản, đầy thô tháp bạo lực và gần như gợi cảm giác lưu đày, vong thân. Chị nghĩ gì về nhận xét này?
- Nghệ thuật có một quy luật rất hà khắc: Nuông chiều công chúng thì đạo diễn có nguy cơ trở thành người làm phi꧃m porno (khiêu dâm), còn nhà văn trở 𒉰thành tác giả của dâm thư. Nhân vật chính có lần thổ lộ với Mina những băn khoăn khi viết tình dục: "Đúng là tao có thể tả những chi tiết và những tư thế khiến những tâm hồn dưới mười tám hay trên sáu tám phải đỏ mặt, nhưng có một thứ tao luôn e ngại là quá trần trụi không phải chỉ với độc giả mà với cả tao, nó không cần đến ngòi bút của tao, trí tưởng tượng của tao, khả năng sắp xếp của tao, nó chỉ cần mỗi sự dũng cảm".
Là một nhà văn, tôi chia sẻ mối băn𓃲 khoăn của cô ấy. Cũng giống như bất kỳ đề tài nào, tình dục không thể bước vào tác phẩm của tôi nếu không được tôi tìm cho một con đường riêng giữa bao lối mòn của thiên hạ.
Thử nghĩ xem, tha hương ảnh hưởng lên ngôn ngữ, tâm sinh lý, thậm chí cả dáng vẻ bề ngoài, thì chẳng lý gì mà nó không để lại dấu ấn nào lên đời sống tình dục, cũng là một phạm trù hoàn toàn riêng tư? Là một người quan sát, ta có thể phát biểu: Hãy c🌱ho tôi biết bạn làm tình như thế nào, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai".
Các nhân vật của tôi hối hả lên giường trong một vài ngày để trở thành lãnh cảm trong cả năm còn lại. Tình dục cũng bất ổn, chông chênh, vật lộn... như chính cuộc đời di dân của họ. Mỗi lần làm tình, với họ, tựa như một cuộc ăn trả bữa khủng khiếp. Có lẽ đó l💝à cảm giác "thô thá🍸p, bạo lực" mà độc giả nhận thấy.
- Đâu đó trong cuốn sách, chị viết với đại ý "khi không có tình yêu thì ta yêu cái giống như tình yêu". Vì sao tác giả hoài nghi sự lý tưởng của tình yêu khi để cho các nhân vật nữ trôi nổi cùng những tình huống bất định?
- Với một người theo chủ nghĩa hoài nghi như tôi, tình yêu là một trong những thứ khó nắm bắt nhất trên đời, nhiều khi trừu tượng đến độ tôi ngờ rằng nó không tồn tại. Giá tiếng Việt có một cái gọi 💝là "thể điều kiện" như trong tiếng Pháp để tôi sẽ sử dụng cho tất cả các động từ khi viết về tình yêu, thì may ra mới có thể diễn tả hết tính không chắc chắn của nó.
Khoảnh khắc các nhân vật trong Thư gửi Mina nghĩ rằng họ yêu say đắm nhất cũng chính là lúc họ vô tình đoạn tuyệt tình yêu: Pema phải tìm một cơ thể đàn ông trẻ trung đẹp đẽ thay thế chàn💙g phóng viên Việt kiều đang tác nghiệp chiến trường Afghanistan, còn "tao" thì cứ làm tình với Vĩnh xong là vặn vẹo, nếu không tra tấn bằng những "Tại sao", thì cũng khiến ngủ gật bằng câu hỏi không thể trả lời: "Bao giờ gặp nhau ?".
Các nhân vật của tôi không có khả năng làm nhiều thứ, trong đó ﷽có lý tưởng hóa tình yêu. Độc giả khôn ngoan có thể tiếc khi các nhân vật này thiếu khôn ngoan. Độc giả lãng mạn có thể chê rằng họ kém lãng mạn. Nhưng bản thân tôi có khôn ngoan và lãng mạn đâu, nên nếu nhân vật Pema nói: "Khi không có tình yêu thì ta yêu cái giống như tình yêu", tôi lại hiểu thành: "Chẳng bao giờ có tình yêu và ta luôn phải yêu cái giống như tình yêu".
- Một tiểu thuyết về tình dục, bạo lực, lịch sử, vấn đề di dân đương đại có thể thu hút sự quan tâm đối với độc giả phương Tây. Chị nghĩ gì về việc dịch "Thư gửi Mina" sang tiếng Pháp như từng làm với các tác phẩm trước đây?
- Theo kế hoạch, cuối năm nay, bản Pháp văn sẽ ra đời. Nhưng không gì có thể bảo đảm 🍸nó sẽ được độc giả phương Tây vỗ tay giữa một thị trường xuất bản khổng lồ như ở Pháp.
Mỗi cuốn sách có một số phận, phát hành thành công hay thất bại không còn phụ thuộc vào người viết nữa rồi. Nếu nó bán chạy, tôi cũng "vui vài trống canh", nếu nó chẳng ai mua thì tôi cũng buồn chút đỉnh. Thật tình là tôi chỉ muốn qua được cơn ám ảnh mang tên Thư gửi Mina, để có thể bắt tay vào bản thảo mới, hy vọng là sẽ khác, hoàn🥂 toàn khác.
Nhà văn Thuận tên đầy đủ là Đoàn Ánh Thuận. Hiện định cư tại Pháp, sống và làm việc ở Paris. Chị tốt nghiệp Văn khoa Đại học Sorbonne. Tác phẩm L’ascenseur de Saigon (Thang máy Sài Gòn) nhận g��iải Création của Centre National du Livre (Phá🥀p), năm 2013.
Các tiểu thuyết đã xuất bản của Thuận: Made in Vietnam (2002), Chinatown (2005), Paris 11 tháng 8 (2006), T mất tích (2007), Vân Vy (2008), Thang máy Sài Gòn (2013), Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư (2015).
Nguyên Phan thực hiện
>> Xem thêm:
Nhà văn Thuận: 'Tôi viết văn hoàn toàn độc lập!'
Nhà văn Thuận nói chuyện 'Viết về Hà Nội'
Thuận: 'Với tôi, mỗi tác phẩ♏m 𒆙như một chuyến đi xa'
Thuận: 'Khi viết tôi không mặc cảm'
Brief Info Center