Sau phẫu thuật 4 giờ, bệnh nhân Lê Văn Tú (58 tuổi𝓡, Tiền Giang) có thể ăn thức ăn mềm như cháo, súp, thịt bằm và uống sữa. Ngày 24/10, sau hai tuần, bệnh nhân ăn uống bình thường.
Ông Tú kể, ông phát hiện xương hàm có khối to bất thường, hai bên không đối xứng từ hai năm trước nhưng không có triệu chứng nên không đi thăm khám. Gần🅠 đây, khối xương hàm phát triển lớn, gây khó khăn cho việc ăn uống nên ông đến Bệnh vi🦹ện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.
BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng cho biết, qua thăm khám kết hợp nội soi tai mũi họng, chụp CT vùng hàm mặt, bệnh nhân có u xương hàm trên (khẩu cái) kích thước 3,5 x 4 cm và nhiều khối u c🐠ứng vị trí mặt trên xương hàm dưới nghi ngờ u xương hàm dưới. Do khối u lớn, ảnh hưởng chức năng nhai nuốt, ăn uống của bệnh nhân nên bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Cuộc mổ được thực hiện từ đường miệng. Bác sĩ bóc tách lớp niêm mạc phủ lên u xương. Máy khoan xương trang bị các mũi khoan giúp mài, bào mỏng và chỉnh hình lại hố mổ. Bác sĩ Hằng cho biết, công nghệ mới này vừa lấy trọn khối u, vừa hạn chế xâm lấn và꧑ tăng tính thẩm mỹ cho người bệnh. So với ph🌳ương pháp truyền thống, dùng dụng cụ mài, đục thủ công, máy bào xương thế hệ mới giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, bảo vệ các cấu trúc xung quanh và thẩm mỹ cao.
U xương hàm là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Bác sĩ Hằng dẫn các tài liệu trên thế giới cho thấy, nhóm dân số da trắng có u xương khẩu cái khoảng 10-15%. Các nghiên cứu trên nhóm dân số châu Á khác cũng cho thấy tỷ lệ mắc u xương hàm khá cao từ 40-60♕%.
Theo bác sĩ Hằng, u xương hàm thường xuất hiện sau tuổi 30, cho đến nay,🌊 nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ u xương hàm như chấn thương tại chỗ, chế độ ăn uống thiếu vitamin và canxi, sử dụng thuốc chứa phenytoin kéo dài... Chế độ ăn quá nhiều hải sản gây dư lượng vitamin D và chất béo không bão hòa (hai loại dưỡng chất giúไp xương tăng trưởng) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
U xương hàm trên hoặc u xương hàm dưới thường không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám. Những trường hợp u xương lớn có thể cản trở việc lắp đặt răng hoặc hàm giả, rối loạn🌟 giọng, loét bề mặt, ăn uống khó, chứng rối loạn tâm lý sợ ung thư... Các triệu chứng trên thường không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý của người bệnh.
"Hiện n🌞ay vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa u xương hàm tối ưu. Nhưng đây là bệnh lý lành tính và tiến triển chậm. Vấn đề chính là theo dõi sự phát triển của u xương và can thiệp khi có triệu chứng", bác sĩ Hằng nói.
Hạn chế các yếu tố nguy cơ cũng góp phần phòng ngừa bệnh. Người trưởng thành nên ăn uống cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vitamin D và các chất béo không bão hòa với liều lượng phù hợp; bổ sung các nhóm vitaဣmin và canxi; tránh sử dụng thuốc c💯hứa phenytoin kéo dài. Mọi người nên thăm khám sức khỏe định kỳ; đến bệnh viện ngay khi phát hiện các bất thường vùng răng hàm mặt, .
Với trường hợp sau , bác sĩ Hằng khuyên, bệnh nhân uống thuốc theo toa, 🌸chăm sóc răng miệng, vết mổ và tái khám theo hẹn. Trong một tuần đầu sau mổ, bệnh nhân không nên vận động gắng sức, nhất là vùng cổ - họng - miệng để tránh phù nề, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Thức ăn cần được chế biến mềm như súp, cháo, thịt bằm, rau củ bằm và ăn khi nguội. Sau ăn, người bệnh cần súc miệng lại bằng thuốc sát trùng theo toa. Trong 2 tuần đầu tiên sau xuất viện, người bệnh cần tái khám mỗi tuần một lần, nếu tình trạng ổn định sẽ tái khám định kỳ mỗi năm một lần.
Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Nguyên Phương