Số🤡t ở trẻ em được phân loại thành hai nhóm nguyên nhân chính: nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Đối với trẻ em đa số sốt đều do nhiễm trùng, trong đó thường gặp nhất là nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp (viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp cấp, viêm họng, amidan, viêm tai giữa), hệ thần kinh hoặc tác nhân có thể là vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng... Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng,... cũng gây sốt ở trẻ.
Theo PGS.TS.BS👍 Vũ Huy Trụ - Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM, sốt là triệu chứng có thể nằm trong nhiều bệnh. Nhiều trường hợp trẻ tử vong ngay trong vòng 24 giờ, thường là những bệnh như viêm não mô cầu, nhiễm trùng huyết, sốc, trụy tim mạch...
Phụ huynh cần lưu ý hai vấn đề: đo nhiệt độ đúng để biết trẻ sốt nặng hay nhẹ, và xem sốt bắt nguồn nguyên nhân nào để ✱điều trị hiệu quả. Việc đo nhiệt độ cần chính xác (có thể đo nhiệt độ nách, hậu môn, miệng, trán). Hiện nay có hai nhiệt kế phổ biến là thủy ngân và nhiệt kế điện tử. Nhiệt độ n🐬ách trên 38 độ là trẻ sốt, bố mẹ cần lưu tâm.
Mặc dù sốt ở trẻ em đa p🉐hần🐼 đều là lành tính, nhưng có những loại sốt kèm theo những triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ như sốt kèm theo những dấu hiệu về thần kinh (co giật, li bì, lơ mơ...); hoặc hô hấp (thở nhanh, khó thở, tím tái); ngoài ra còn bị tiêu chảy mất nước, mắt lõm, da méo mó và luôn đòi uống nước... cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
Những trẻꦇ có những nốt phát ban ở ngày sốt đầu tiên có thể do não mô cầu hoặc vi trùng gram âm ⭕gây nên. Trường hợp này cũng rất nặng.
Ngoài ra cũng có trường hợp trẻ bị mụn nước nghi do tay chân miệng, nếu trẻ có biểu hiện💧 sốt cao khó hạ, hay sốt trên 48 giờ, triệu chứng về thần kinh (giật mình chới với, hốt hoảng, run hoặc yếu chi, đi đứng loạng choạng, đảo mắt bất thường,...) có khả năng bệnh trở nặng, biến chứng và cần phải nhập viện thăm khám ngay.
Có 2 phương pháp hạ sốt cho trẻ: dùng thuốc và không dùng thuốc. Không dùng thuốc là phụ huynh cho trẻ mặc đồ thoáng mát và lau mát cho bé. Khi lau mát, phụ huynh lưu ý dùng nước thường pha một chút xíu nước ấm, rồi lấy khăn lau ở những vùng nó nhiều mạch máu (nách, bẹn), tránh dùng nước lạnh lau mát vì🎃 nước lạnh sẽ làm nhiệt độ xuống nhanh quá khiến bé run.
Với phương pháp dùng thuốc, phụ huynh chỉ nên cho trẻ dùng có 2 loại thuốc là paracetamol và Ibuprofen. Paracetamol có rất là nhiều loại (siro, thuốc viên, tọa dược nhét hậu môn), tác dụng nhau, liều từ 10-15 miligam mỗi một lần sử dụng, cho trẻ uống cách từ 4-6 tiếng một lần. Riêng ibuprofen chống chỉ định trong trường hợp sốt xuất huyết, do đó nếu không có nghi ngờ bị sốt xuất huyết mới cho trẻ 🔯uống. Phụ huynh cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng 🅷do bác sĩ chỉ định, không nên lạm dụng thuốc.
Kh💎i uống thuốc nhưng bé vẫn sốt liên tục 39 - 40 độ và có những biểu hiện nguy hiểm khác 🤪như đừ người, co giật, không chịu uống hoặc ói tất cả mọi thứ, đau bụng, nhức đầu hoặc tiêu chảy,... thì phụ huynh nên cho bé đi khám bác sĩ.
Phúc Thịnh