💝 Donald Kirk, cây viết kỳ cựu về châu Á, từng phân tích kỹ lưỡng về Đông Dương, Hàn Quốc, Nhật và Philippines, nhận xét về các biến động chiến lược đáng chú ý mới đây ở Đông Á như sau.
𝐆Động thái rõ ràng và ấn tượng nhất chính là chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Việc này được xem như một "cái tát có chủ ý" với Triều Tiên vì nước này "không nghe" Trung Quốc trong vấn đề từ bỏ chương trình hạt nhân và hợp tác trong các dự án kinh tế. Đây cũng là lần đầu tiên một lãnh đạo Trung Quốc tới thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên, quốc gia đồng minh và được Bắc Kinh bảo hộ từ sau chiến tranh liên Triều.
🌱 Một bất ngờ nữa là ông Tập không che giấu sự chán ghét đối với chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong những câu nói lịch sự. Ông chọn đứng về phía Hàn Quốc khi Tổng thống Park Geun-hye thông báo hai nước hoàn toàn đồng ý rằng Triều Tiên "phải phi hạt nhân hóa".
🐭Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu vào tháng 10/2006, hai lần tiếp theo diễn ra vào tháng 5/2009 và tháng 2/2013. Bình Nhưỡng còn đe dọa "thử nghiệm hạt nhân kiểu mới để củng cố sức mạnh hạt nhân". "Kiểu mới" vẫn còn là một bí ẩn nhưng cụm từ trên cho thấy Triều Tiên có thể thử nghiệm vũ khí hạt nhân được chế tạo từ uranium độ giàu cao, không phải các thiết bị plutonium như trước đó.
🐻 Tuy nhiên, chỉ riêng yêu cầu Triều Tiên không thử nghiệm hạt nhân là chưa đủ. Các trợ lý của ông Tập và bà Park còn chuẩn bị thêm hàng loạt biện pháp kinh tế, trong đó có đàm phán về một hiệp định tự do thương mại. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc còn Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Seoul. Kim ngạch thương mại hai chiều Trung - Hàn năm 2013 đạt 275 tỷ USD, gấp 40 lần so với Trung - Triều. Hơn một nửa lượng thực phẩm và 80% nhiên liệu của Bình Nhưỡng phải phụ thuộc vào Bắc Kinh.
𝓀Mỗi quốc gia Đông Bắc Á đều nắm trong tay những quân bài chủ lực để tham gia Trò chơi Quyền lực ở khu vực. Riêng với Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đã có những thay đổi mạnh mẽ trong việc diễn giải lại Điều 9 hiến pháp, cho phép Tokyo có thể điều binh sĩ ra nước ngoài, nhấn mạnh về quyền "phòng vệ tập thể".
Điều này có nghĩa là Nhật Bản, vốn có "lực lượng tự vệ" kỷ luật, trang bị tốt và hiện đại, có thể hỗ trợ các nước đồng minh, đặc biệt là Mỹ. Tokyo có thể điều động binh sĩ cùng tàu, máy bay, vũ khí ra nước ngoài. Đó có thể là Biển Đông, khu vực Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích, hoặc biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh có tranh chấp với Tokyo về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
♕ Chỉ hơn một ngày sau khi khiến Trung Quốc, Hàn Quốc sốc vì sự thay đổi chính sách quốc phòng, Nhật Bản tiếp tục tuyên bố sẽ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đơn phương với Triều Tiên. Điều này có nghĩa là tàu Triều Tiên có thể cập cảng Nhật Bản, vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách. Đặc biệt, những người Nhật gốc Triều Tiên có thể giúp đỡ quê hương họ bằng cách chuyển tiền về nước hay hỗ trợ thương mại.
🧸 Đây được xem là biện pháp đáp lại việc Bình Nhưỡng cam kết điều tra số phận của ít nhất 17 công dân Nhật được cho là bị Triều Tiên bắt cóc từ những năm 1970. Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il năm 2002, khi cựu thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi tới thăm Bình Nhưỡng, đã lên tiếng xin lỗi Nhật Bản về vụ bắt cóc 13 công dân Nhật nhưng chỉ có 5 người sống sót trở về nước.
💝 Một số người Nhật tin rằng Triều Tiên còn đang giữ khoảng 80 người nữa. Nếu Triều Tiên trao trả thêm người, Tokyo và Bình Nhưỡng sẽ đủ thân thiện để thiết lập một mối quan hệ đối trọng với Hàn Quốc, khi mà quốc gia này đang chỉ trích Nhật Bản về một vấn đề từ Thế chiến II và có tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền với đảo Takeshima/Dokdo trên biển Hoa Đông.
♋ Điều gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản và Triều Tiên có thể chôn vùi những khác biệt trong lịch sử để thiết lập quan hệ ngoại giao? Từ khoảng cách gần giữa hai nước, triển vọng thương mại dài hạn, đặc biệt là nguồn tài nguyên phong phú của Triều Tiên cho thấy kịch bản trên không phải là không thể xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, thì sẽ dẫn đến Triều Tiên sẽ có quan hệ với một loạt quốc gia phương Tây, tất nhiên là không quên Trung Quốc và Nga, giúp quốc gia Đông Á này khôi phục trở lại từ sau chiến tranh liên Triều.
🌄 Triều Tiên đang duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga, quốc gia từng xóa bỏ khoản nợ 10 tỷ USD và đang muốn đầu tư 1 tỷ USD vào tuyến đường sắt nối liền hai miền Triều Tiên. Theo Kirk, khi Nga đưa khí đốt tới hai miền Triều Tiên, hàng hóa có thể được chuyển từ cảng Pusan của Hàn Quốc lên ven biển Triều Tiên, vào mạng lưới xuyên Siberia và thị trường châu Âu.
Tất cả các cuộc thử tên lửa định kỳ của Triều Tiên còn khiến các quốc gia khác khó chịu. Chúng là các tên lửa từ tầm ngắn đến tầm trung và có thể dễ dàng tấn công mục tiêu ở toàn bộ các quốc gia Đông Bắc Á, kể cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. 🐼Triều Tiên được cho là còn cách xa khả năng thu nhỏ nguyên liệu hạt nhân thành đầu đạn hạt để gắn lên tên lửa, nhưng không thể nói trước khi nào các kỹ sư và kỹ thuật viên sẽ đạt được điều này.
Như Tâm (theo Forbes)