Nhiễm trùng đ🔜ường tiết niệu hayꦍ nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng viêm nhiễm tại hệ thống tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo), nhưng thường xảy ra hơn tại đường tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo.
Có nhiều tác nhân gây bệnh nhưng thường gặp nhất là do vi khuẩn. Vi k⛦huẩn xâm nhập vào niệu đạo di chuyển ngược dòng nước tiểu lên bàng quang, gia tăng số lượng, gây ra phản ứng viêm.
TS.BS Lê Phúc Liên, Trưởng Đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ hậu môn hoặc âm đạo (bệnh lây truyền qua đường tình dục), tấn công niệu đạo và bàng quang của nữ giới. Bác sĩ dẫn nghiên cứu cho thấy khoảng 50-60% nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệuౠ ít nhất một lần trong đời và khoảng 10% mắc bệnh mỗi năm.
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường; béo phì; bị tắc nghẽn đường ♊tiểu (do sỏi, hẹp niệu quản hay niệu đạo); quan hệ tình dục thường xuyên không sử dụng biꦍện pháp bảo vệ; dùng màng chắn tránh thai; đang mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh... có nguy cơ cao hơn. Người có tiền sử đặt ống thông tiểu hoặc phẫu thuật tại đường tiểu, mắc bệnh lý bàng quang thần kinh cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nữ giới bị nhiễm trùng đường tiểu dưới xuất hiện các triệu chứng như tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt và nóng rát, tiểu máu, nước tiểu màu đục nặng mùi, đau tức bụng dưới. Trường hợp xuất hiꦺện thêm các triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, đau hông lưng, buồn nôn, nôn, nhiễm trùng ảnh hưởng tới thận, nguy cơ xâm nhiễm vào máu, gây sốc nhiễm khuẩn, tử vong nếu không 🥂kịp thời điều trị.
Nhiễm trùng đường tiểu được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Tùy loại vi khuẩn, tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị trí viêm, bác sĩ chỉ định điều trị kháng sinh theo liệu trình phù hợp. Nếu nhiễm trùng liên quan đến các bất thường của hệ tiết niệu như sỏi thận tắc nghẽn, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo, ༺thận ứ nước..., người bệnh cần được điều trị dứt điểm, giảm nguy cơ tái phát.
khuyến cáo phụ nữ có biểu hiện bất thường ở đường tiểu, cần đến viện khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm. Trường hợp đã xác định nhiễm trùng tiểu cần tuân thủ liệu ♎trình điều🐈 trị của bác sĩ ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn.
Nữ giới nên uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để đi tiểu thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu; tránh nhịn tiểu lâu quá ba giờ. Giữ vệ sinh vùng kín, nhất là sau khi đi vệ sinh bằng cách lau từ trước ra sau, tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhiễm đến niệu đạo. Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, đi tiểu sau khi quan hệ. Xây dựng thói quenꩲ ăn uống, sinh hoạt và thể dục lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng.
Thắng Vũ
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |