Vết xước ở chân không đau nên ông Tân, ngụ Đồng Tháp, chỉ bôi thuốc sát khuẩn. Ba tuần sau, 🐼chân sưng phù, đen, rỉ dịch có mùi hôi, ông đến bệnh viện gần nhà khám, phải cắt cụt ngón út. Vết thương tiếp tục hoại tử, ông đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM điều trị. Kết quả chụp cắt lớp vi tính dựng hình mạch máu chi dưới (DSA), cho thấy hẹp tắc nhiều đoạn động mạch chi dưới kèm xơ vữa rải rác. Chỉ số đường huyết của ông Tân cao.
Ngày 11/6, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, cho biết chân của người bệnh bị nhiễm trùng nặng, hoại tử nhiều ngón. Bàn chân chịu sức🔥 nặng của toàn bộ cơ thể, liên tục bị tì đè, cọ xát, tiếp xúc mặt đất thường xuyên nên dễ tổn thương, nhất là người tiểu đường. Người bệnh thường bị giảm hoặc mất cảm giác đau ở bàn chân, nếu kiểm soát đường huyết không tốt dễ bị biến chứng loét, nhiễm trùng chân. "Ông Tân bị trầy xước, vết cắt không đau nên chủ quan để vết thương ngày càng nặng,❀ dẫn đến hoại tử", bác sĩ Tuyền nói.
Các bác sĩ hội chẩn quyết định cắt 1/3 giữa cẳng chân phải của người bệnh để khống chế nhiễm trùng lan rộng lên phía trên cơ thể, giảm nguy cơ cắt cụt thêm sau này. Ông Tân giữ lại được 2/3 cẳng chân để 💟có thể đeo chân giả, đi lại dễ dàng hơn sau điều trị.
Bác sĩ Tuyền khuyến cáo người bệnh tiểu đường không chủ quan khi xuất hiện vết thương dù nhỏ, không trì hoãn đi khám và tự ý điều trị tại nhà dễ dẫn đến hậu quả đáng tiế⭕c.
Một số dấu hiệu nhận biết biến chứng bàn chân tiểu đường như chân lạnh, lòng bàn chân nhợt nhạt khi nâng bàn chân lên và đỏ khi để thõng hai chân xuống, da chân lạnh. Chân nóng rát, châm chích, đau, dị cảm, lạnh chân, yếu cơ, giảm tiết mồ hôi. Thay đổi hình dáng bàn chân, kèm phù mà không có tiền sử chấn thương. Vết thương rất đau hoặc không đau, không lành hoặc lành chậm, ngứa, khô, nhiễm trùng nhiều lần, móng quặp...
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ cắt cụt chân ở người bệnh tiểu đường, gồm tình trạng kiểm soát đường huyết, thời gian mắc bệnh tiểu đường, tuổi, bệnh thần kinh 🐽ngoại vi, bệnh mạch máu ngoại biên. Cắt cụt chân do biến chứng bàn chân tiểu đường và chăm sóc vết thương sau cắt cụt ngoài tổn hại tinh thần còn mất thời gian dài, tốn kém chi phí.
Để chủ động phòng biến chứng , người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết và chăm sóc đúng cách. Móng chân nên cắt ngang và quan sát chân mỗi ngày để🍸 phát hiện vết trầy xước, bóng nước... Rửa chân thường xuyên và lau khô. Tránh ngâm chân quá lâu nhất trong nước ấm hoặc nước quá lạnh. Không dùng các hóa chất mạnh để ngâm và rửa chân. Không mang tất chân quá chật và đi chân đất.
Người bệnh có thể khám tầm soát biến chứng bàn chân tiểu đường khoảng hai lần mỗi năm nhằm phát hiện những biến chứng bàn chân sớm. Ngꦇười bệnh bị biến chứng bàn chân cần đi khám theo chỉ định🌟 của bác sĩ để xử trí kịp thời, tránh biến chứng.
Đinh Tiên
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |