9h sáng 11/8, anh Vũ Thái Hòa ra UBND phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, xin mẫu đơn, hỏi về 🔴thủ tục hỗ trợ lao động tự do theo Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ đồng). Chính sách của Hà Nội chi cho nhóm này 1,5 triệu đồng mỗi người nếu đủ h༺ồ sơ, đáp ứng tiêu chí xét duyệt của các cấp chính quyền.
Anh Hòa 25🧔 tuổi, bán quần áo thuê ở đường Trương Định, nghỉ việc từ hôm 24/7 khi Hà Nội bắt đầu cách ly xã hội. Những ngày nằm nhà không được ra ngoài, anh Hòa "nghe trên tivi nói" có chính sách hỗ trợ cho lao động tự do nên quyết định lên phường đăng ký.
Cán bộ phường hướng dẫn anh, "việc này đã giao về tổ dân phố, người lao động thuộc nhóm thụ hưởng nộp đơn kèm hồ sơ cho tổ trưởng". Tổ dâ🌌n phố xét duyệt dưới khu dân cư, tổng hợp rồ𒀰i chuyển lên phường xét tiếp. Danh sách lao động được hưởng sẽ niêm yết công khai. Sau đó, phường tổng hợp gửi lên quận, quận xét xong rồi mới chi tiền về.
Cán bộ giải thích thêm, anh Hòa đang tạm trú và nếu muốn nhận hỗ trợ tại phường Thanh Xuân Trung thì phải xin xác nhận không hưởng ở quê (nơi thường trú).
Hòa đi tìm bác tổ trưởng dân phố. Hơn nửa tháng Hà Nội giãn cách, anh gặp thành viên tổ dân phố nơi mình sống đúng một lần, hôm phát phiếu đi chợ. Khi đọc tờ lưu ý lập danh sách, kê khai do tổ dân phố đưa cho, anh từ bỏ ý định xin nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Rà trong danh ꧋sách các nhóm lao động tự do được hỗ trợ, anh không thấy có nghề bán quần áo. Toàn phường có 27 tổ dân phố và chỉ bắt đầu nhận hồ sơ của lao động tự do từ ngày 25/8 trở đi, sau khi Hà Nội kết thúc giãn cách.
"Tôi thấy thủ tụcꦐ phức tạp quá, nhất là phải xin xác nhận ở𝓡 quê", anh Hòa nói.
Cũng như anh Hòa, bà Thơ, tạm trú ở ngõ 79 Dương Quảng Hàm (quận Cầu Giấy🍷) làm nghề dọn dẹp các quán ăn, đã mất việc từ đầu tháng 5.
Trước cửa nhà văn hóa phường Quan Hoa, ngõ 79 Dương Quảng Hàm, trên góc bản tin tổ dân phố có đính kèm các văn bản về chính sách hỗ trợ củ🔯a phường, thành phố. Tổ dân phố đề nghị người dân xem văn bản, kê khai theo hướng🦩 dẫn, nếu cần thì liên hệ với tổ trưởng kèm số điện thoại.
Được tin có hỗ trợ, bà rủ những người cùng xóm trọ kê thông tin vào giấy, ký tên rồi gửi tổ trưởng dân phố, nhưng không đú𒈔ng mẫu. Khi ra phường hỏi thông tin, bà được cán bộ hướng dẫn phải có đăng ký tạm trú tạm vắng và xin xác nhận ở quê. Phường cũng không thể làm khác, vì đây là quy định của 🐼thành phố.
Thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, đến 6h ngày 12/8, thành phố đã có quyết định hỗ trợ cho 5.170 lao động tự do với kinh phí 7,75 tỷ đồng. Như vậy thời gian tới sẽ còn hàng chục nghìn lao động ಞtự do ở Hà Nội trong diện xem xét hỗ trợ, song nhiều lao động cho hay họ gặp khó khi làm thủ tục trong thời gian Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16.
"Người dân được yêu cầu hạn chế ra đường💎 hoặc đi thì phải có giấy thông hành. Các hàng quán photo đã đóng cửa, chúng tôi không biết in đơn, photo giấy tờ xác nhận ở đâu. Xin xác nhận ở quê lại càng không thể khi xe cộ đi đến Hà Nội đã ngừng hoạt động", bà Thơ phản ánh.
Trước băn khoăn trên, ông ꦅPhạm Minh Hải, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Quan Hoa, phân tích việc người dân phải xin xác nhận ở nơi thường trú là để trường hợp lao động nhận ở nơi🤡 tạm trú rồi vẫn có thể về quê xin thêm.
Theo ông, việc xác nhận ở quê không khܫó khăn, người lao động có thể nhờ người nhà rồi gửi qua đường bưu điện. Thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16,🍃 song người lao động vẫn có thể lên phường xin nộp hồ sơ để xét duyệt vì không cấm đi lại trên địa bàn phường.
Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hà Nội xác nhận trong quá trình triển khai hỗ trợ, có những băn khoăn của người lao động rằng "sao phải 💦có xác nhận của nơi thường trú để hưởng tại nơi tạm trú và ngược lại". Việc này để tránh trục lợi chính sách, vì tinh thần của Nghị quy𝔉ết 68 là thực hiện công khai. Hà Nội đề nghị phải có giấy xác nhận này, để xác định đúng diện thụ hưởng. Khi thực hiện, ngành lao động đã hướng dẫn cho các cấp cơ sở lập hội đồng xét duyệt, công khai để người dân giám sát.
Là người rà soát các trường hợp khó khăn và nhận được thắc mắc của nhiều lao động, ông Thái Trung, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận Tổ 22 (phường Qꦬuan Hoa), nhìn nhận "đây là lúc lao động cần hỗ trợ nhất vì họ làm ngày nào ăn ngày ấy, nhiều người ꦬđã không còn tiền để đi lại, vay mượn người khác cũng rất khó".
"Nếu để sau này hết giãn cách, ổn định rồi mới trao hỗ trợ sẽ làm mất tính kịp thời💯 của chính sách an sinh", ô🥃ng Trung nói.
Theo ông, hiện nay các cơ quan chức năng đã có dữ liệu công d𓄧ân thì nên liên thông để giảm thủ tục cho người dân. Chính quyền có thể dùng công nghệ thông tin để xác nhận rằng họ đã kê khai hay nhận ở quê chưa, hoặc yêu cầu người nhận làm cam kết. Tổ dân phố là cơ sở ಞgần dân nhất, có thể xác định ai là người thực sự khó khăn, xét duyệt nhanh để chi trợ cấp ngay. Hồ sơ sau này hoàn chỉnh dần dựa trên sự cam kết, đảm bảo của tổ dân phố.
Ông Trung kiến nghị cần thí điểm, nếu không phát s🍒inh tiêu cực thì làm tiếp, còn không thì dừng hoặc vừa làm vừa điều ch♕ỉnh. "Chính sách cần tạo cơ chế thông thoáng để hỗ trợ người lao động nhanh hơn, nhất là lao động tự do và hộ kinh doanh nhỏ lẻ", ông nói.
Trước đó, khi xây dựng gói hỗ trợ lần hai, lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết đã rút kinh nghiệm từ gói 62.000 tỷ (năm 2020). Gói trước đây yêu cầu lao động p💃hải về quê, lấy xác nhận của địa phương thường trú rồi mới làm thủ tục. Bộ cho rằng không cần bước này nữa, người lao động ở đâu thì hưởng ở đấy.
Danh sách cần được liên kết, liên thông dữ liệu để tránh hưởng cùng lúc nhiều nơi và tăng cường khâu hậu kiểm. Việc này để tránh "một đồng gà ba đồng thóc", l✱ao động phải đi lại tàu xe tốn kém hơn tiền hỗ trợ và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Bộ đã hướng dẫn các tỉnh thành nhập liệu, báo cáo kết quả chi trả, hỗ trợ trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Trong đó có dữ liệu cụ thể về lao động, doanh nghiệp đã được hỗ trợ, nên việc đối chiếu hoàn toàn có thể thực hiện.
Trên tinh thần này, trừ Hà Nội, thì một s🐬ố địa phương khác như Đà Nẵng, TP HCM đã rút gọn thủ tục để tiền nhanh đến tay dân hơn. Nhiều tỉnh hoặc không yêu cầu về nơi thường trú xin xác nhận, hoặc để tổ dân phố rà soát thay vì yêu cầu người lao động phải làm đơn đề nghị.
Hồng Chiêu