Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA Otolaryngology-Head& Neck Surgery hôm 5/12, số ca chấn thương đầu cổ tăng mạnh từ năm 2007 khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt.
Thống kê của Hệ thống Giám sát Chấn thương Điện tử Quốc gia - cơ sở dữ liệu thu thập thông tin về các ca cấp cứu tại những bệnh viện ở Mỹ, giai đoạn 1998-2017 cꦿó hơn 2.500 bệnh nhân tổn thương vùng đầu, cổ do ngã, gặp tai nạn khi đang dùng điện thoại. Con số này ước tính có thể tăng gấp 30 lần nếu tính trên toàn nước Mỹ. Trong đó 33% tổn thương đầu. Tỷ lệ tương đương tổn thương vùng mặt, chủ yếu rách, bầm tím, trầy xước mặt, có thể để lại vấn đề tâm lý. Khoảng 12% tổn thương cổ, 18% tổn thương nội tạng, trong đó có chấn thương sọ não.
"Tôi không nghĩ mọi người nhận thức được cơ thể con người rất dễ tổn thương. Nếu bị ngã, tổn thương có thể rất nghiêm trọng", Boris💯 Paskhover, bác sĩ phẫu thuật tái tạo, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay. "Khi đi trên đường bạn có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều người đang nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại. Hãy nhớ rằng bạn có thể bị thương vì thói quen này".
Bác sĩ Boris🐷 từng điều trị cho mộ♏t bệnh nhân gãy mũi do bị điện thoại rơi vào mặt khi đang nằm.
Kết quả nghiên cứu chứng minh sự cần thiết các chươngไ tr🌺ình giáo dục, nâng cao hiểu biết về những rủi ro có thể xảy ra khi xao nhãng do quá mải mê sử dụng điện thoại.
"Hãy luôn cẩn thận. Khi đang di chuyển, bạn vẫn c🍸ó thể trả lời tin nhắn nhưng đừng đọc báo trên điệ♍n thoại".
Lê Hằng (Theo NBC News)