Bé Bảo Linh, 9 tháng tuổi, nhập viện tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh 💞Hà Nội trong tình trạng sốt cao li bì, thở khò khè, có biểu hiện suy hô hấp. Chị Nga (mẹ bé) kể 3 ngày trước con bị sổ mũi, s𓃲ốt 38,5 độ C, bỏ bú, test RSV tại một bệnh viện âm tính nên được hướng dẫn điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bé mệt nhiều hơn, có lúc sốt lên 40 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Qua xét nghiệm, chụp X-quang phổi, bác sĩ kết luận bé bị viêm phế quản phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV), biến chứng suy hô hấp. Bé được thở oxy, dùng kháng sinh chống bội nhiễm, chăm sóc dinh dưỡn💞g và phục hồi chức năng hô hấp, hiện tình trạng ổn định.
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo, khoa Nhi BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết bện🐻h nhi nhỏ tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu, có tiền sử nhiễm Covid-19. Đây có thể là nguyên nhân khiến RSV chuyển nặng ở trẻ.
Ở phòng kế bên, bé trai 9 tháng tuổi cũng nhiễm RSV biến chứng viêm phế quản phổi, đang thở oxy ngày thứ 2. Trước đó thấy bé có biểu hiện ho sốt, người mẹ cho rằng con bị cảm cúm thông thường nên chỉ theo dõi tại nhà, không dùng kh꧙áng sinh. Sau 3 🍨ngày, thấy triệu chứng không giảm chị mới đưa bé nhập viện.
Bác sĩ Phương Thảo cho biết khoảng một tháng nay bệnh nhi nhập viện do các bệnh lý đường hô hấp như cúm, RSV, metapneumovirus, tay chân miệng, nhiễm phế cầu... tăng cao. Riêng số ca mắc RSV tăng gấp 3 lần so với tháng trước, ước tính cứ khoảng 3 trẻ mắc RSV thì có một trẻ phải nhập viện điều trị do các biến chứng viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi, viêm tai🍰 giữa. Đó thường là những trẻ dưới một tuổi, mắc bệnh lý nền, tim bẩm sinh, sinh non...
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân, khoa Hô hấp BVĐK Tâm A♕nh Hà Nội cho biết RSV trên người lớn đa phần không nguy hiểm, nhưng vẫn có nguy cơ chuyển nặng ở nhóm người từ 65 tuổi trở lên, có bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy giảm miễn dịch, ghép tạng... Các biến chứng nguy hiểm nhất là viêm phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, đợt cấp của bệnh hô hấp mạn tính, có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Ngoài RSV, gần đây khoa tiếp nhận thêm nhiều trường hợp người lớn tuổi mắc cúm nặng, có biến chứng viêm phổi nặng,🧸 suy hô hấp, phải thở oxy hoặc thở máy không xâm nhập. Một số người gặp tình trạng cúm kéo dài, điều trị k𒅌hông dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; đặc biệt người có bệnh lý nền nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Dịch thủy đậu cũng đang gia tăng tại Hà Nội. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội,♒ trong 3 tuần gần đây, mỗi tuần ghi nhận từ 70-100 trẻ mắc thủy đậu. Tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội, số người mắc thủy đậu đến khám tăng nhẹ, trong đó các ca bệnh nặng gặp nhiều hơn ở người lớn, với biểu hiện sốt cao, mụn nước bị n✃hiễm trùng hóa mủ, nguy cơ để lại sẹo về sau.
Các chuyên gia lý giải thời tiết thay đổi là một trong những yếu tố khiến nhiều dịch bệnh hô hấp lây nhiễm mạnh thời gian này. Trời nóng lạnh, mưa nắng thất thường khiến virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn càng khiến đường thở khó thích nghi, nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh. Mặt khác, chất lượng không khí thường xuyên ở mức có hại sức khỏe cũng khiến hệ hô hấp khó phục hồi khi b൲ị nhiễm trùng, khiến bệnh kéo dài dai 🌳dẳng, tăng nguy cơ biến chứng.
Bác sĩ khuyến cáo để phòng ngừa lây nhiễm các dịch bệnh hô hấp, người dân khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, vệ sinh 😼tay thườ♑ng xuyên, tránh tiếp xúc với người có biểu hiện nhiễm bệnh. Nếu trong nhà có người nhiễm bệnh hô hấp dễ lây truyền như cúm, RSV, cần để người bệnh nằm phòng riêng, đảm bảo các biện pháp an toàn phòng dịch khi tiếp xúc. Người lớn nên hạn chế hành động ôm hôn đối với trẻ nhỏ vì có thể làm lây lan bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Để giảm nguy cơ biến chứng khi mắc bệnh truyền nhiễm hô hấp, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, vận động lành mạnh bằng cách tăng cường rau xanh, trái cây giàu vitamin C, D, E; tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu, đồ uống lạnh; trá🎉nh vận động ngoài trời lạnh hoặc chất lượng không khí kém. Riêng với trẻ nhỏ mắc RSV hoặc cúm, cần theo dõi kỹ các biểu hiện ở trẻ, nếu thấy dấu hiệu trẻ sốt♊ cao trên 38,5 độ C, kém đáp ứng với thuốc hạ sốt, khó thở, thở rít, tím tái, li bì, bỏ bú phải đưa trẻ nhập viện ngay.
Trẻ nhỏ, người lớn tuổi có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp tốt nhất nên đi khám ✤bác sĩ để đ🦹ược chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh điều trị theo phỏng đoán có thể khiến bệnh tiến triển nặng thêm.
Hoài Phạm
* Tên người bệnh đã được thay đổi
20h ngày 28/3, Hệ thống BVĐK Tâm Anh tổ chức 💧chương trình tư vấn trực tuyến "Dịch, bệnh hô hấp lây nhiễm nguy hiểm", nhằm cung cấp kịp thời các kiến thức về điều trị, chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh hô hấp ở trẻ em và người lớn. Chương trình có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi, Hô hấp, Truyền nhiễm tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội: BSNT Nguyễn Thị Phương Thảo, Khoa Nhi; ThS.BS Nguyễn Văn Ngân, Khoa Hô hấp; TTƯT.TS.BS Nguyễn Thanh Vân, Khoa Nội Tổng hợ🌠p. Độc giả có thể gửi câu hỏi cho chuyên gia . |