Tôi rất chia sẻ với nỗi bức xúc của nhiều bạn chia sẻ việc bị sếp giao việc cuối tuần. Chồng tôi người Đức, làm ở Đức, chức vụ cũng là quản lý cấp trung. Ngày trước dịch Covid-19, công ty chồng quy định nhân viên chỉ được làm việc tối đa 10 tiếng một ngày. Mỗi khi ra vào công ty, nhân viên phải bấm giờ, nếu nhân viên ở lại văn phòng quá 10 tiếng, sếp trực tiếp của người đó sẽ bị nhân sự khiển trách vì phân bổ công việc không h𝔉ợp lý khiến nhân viên làm việc quá nhiều.
Trong và sau dịch Covid-19, công ty có thêm phần mềm theo dõi giờ làm việc trên máy tính. Nếu quá 10 tiếng mà hệ thống 💞phát hiện bạn vẫn còn làm việc, thì hoặc là sếp giao quá nhiều việc nhưng deadline không hợp lý, hoặc là do năng lực của bạn có vấn đề nên làm không đúng tiến độ. ♏Khi đó cả hai sẽ bị giải trình và xử lý tùy trường hợp cụ thể.
Sau giờ làm việc hoặc cuối tuần, mỗi khi sếp muốn hỏi gì liên quan đến công việc, đều phải nhắn tin hoặc gửi mail trước cho chồng tôi xem có thể sắp xếp trao đổi với nhau tầm 20-30 phút không? Tuyệt nhiên không bao giờ có chuyện sếp yêu cầu hay giao việc ngoài giờ ꧙bắt nhân viên phải làm và hoàn thành theo yêu cầ🎃u.
Chồng tôi vẫn luôn được đánh giá tốt về năng lực và được tăng lương theo mỗi đợt review nhân viên. Anh vẫn đi công tác đều và phúc lợi của công ty vẫn được hưởng đầy đủ. Khi đi công tác, thông thường công việc của chồng sẽ bận rộn hơn, làm việc tới 12 tiếng mỗi ngày, nhưng anh𒀰 ho𓆏àn toàn có quyền báo cáo với sếp trực tiếp để được cộng dồn giờ làm và nghỉ bù vào những ngày sau, bên cạnh những ngày nghỉ phép chính thức của người lao động theo luật.
Tôi hoàn toàn hiểu môi trường làm việc ở Việt Nam và Đức khác nhau. Nhưng tôi nêu ra một ví dụ của chồng mình để mọi người có thể thấy, việc sếp giao việc ngoài giờ làm nhưng không có thỏa thuận hay trả lương ngoài giờ và chế độ đi kèm là hoàn toàn không đúng. Việc nhân viên tắt máy, từ chối nhận việc ngoài giờ cũng không có gì là sai.
>> Tôi bị đánh giá 'thiếu nhiệt tình' vì từ chối làm việ🦩c vào 9 giờ tối
Ngày còn là sinh viên, tôi cũng đi làm trong một nhà hàng ở Áo. Ca làm việc của tôi kết thúc lúc 22h. Nhưng hôm đó, bỗng nhiên khách đông bất thường, đồng nghiệp của tôi - những người còn trong ca làm vẫn đang tất bật. Nhưng sếp (người Hy Lạp) chỉ vào đồng hồ và ra hiệu cho tôi đi về vì đã hết giờ làm.
Tôi ngỏ ý muốn ở lại thêm chút nữa để hỗ trợ mọi người, và cũng không yêu cầu thêm tiền ngoài giờ. Nhưng sếp tôi trả lời rằng việc điều phối nhân sự và lường trước những tình huống có thể xảy ra để sắp xếp nhân viên cho hợp lý là việc của ông ấy, còn việc của tôi thì cứ đúng g💟iờ là về. Ông ấy có thể rất đảm bảo đúng giờ về của nhân viên, nhưng bù lại, ông ấy cũng sẽ không hài lòng nếu tôi đi làm muộn so với giờ vào ca quy định.
Về sau, bạn bè của tôi bảo "chưa hẳn là ông ấy tốt". Chỉ là ông ấy sợ sau này nếu tôi không hài lòng điểm gì mà quay ngược lại khiếu nại lên Sở Lao động, và lấy bằng chứng việc tôi phải làm ngoài giờ mà không được trả công☂, thì nhà hàng của ông ấy sẽ bị thiệt hại rất nhiều, vì Công đoàn của 🅠Áo rất mạnh.
Tôi thấy bạn tôi nói có ý đúng. Nên cũng phải nhấn mạnh rằng ở Việt Nam, nhiều Công đoàn không thực sự bảo vệ được cho quyền lợi của người lao động, nên mới có chuyện nhiều doanh nghiệp lạm dụng sự nhiệt tình của nhân viên và coi chuyện làm thêm giờ là điều hiển nhiên tღheo kiểu "phải cống hiến cho công ty mới mong được lên vị trí tốt".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.