Phương Anh, 23 tuổi ở Vĩnh Phúc, cho biết khi còn là sinh viên, hầu như ngày nào cô cũng đăng🅘 ảnh lên Facebook hoặc Instagram, với đủ mọi nội dung như ăn gì, đi chơi với ai hay bày tỏ sự buồn chán với các tiết học. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ xin việc, cô bắt đầu đại tu tài khoản, ẩn đi những sta🌠tus "kém chuyên nghiệp".
"Tôi vẫn chia sẻ hoạt động hàng ngày, nhưng đăng dưới dạng Story để nội dung biến mất sau 24 tiếng, hoặc đăng trên Feed nhưng không cho xuất hiện꧃ ở profile cá nhân", cô nói.
Không riêng Phương Anh, nhiều người trẻ có xu hướng biến trang cá nhân thành tấ🅺m "danh thiếp số" hay "CV ảo" - nơi thể hiện kinh nghiệm và hoài bão của ဣbản thân để tạo ấn tượng với những người mà họ hướng tới.
Trong khi đó, nhà tuyển dụng cũng đang tìm đến mạng xã hội để lꦡựa chọn người phù hợp và kết nối nhanh chóng.
"Các công ty không chờ đợi ứng viên nộp hồ sơ nữa. Thay vào đó, họ đang chủ động tìm kiếm thông qua nền tảng mạng xã hội", Matti Laukkarinen, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Jyvaskyla (Phần Lan), nhận xét trên Harvard Business Review hồi tháng 5.
"Chỉ trong vòng nửa ngày từ khi đăng thông tin về bản thân lên Threads, tôi nhận được hai lời mời làm việc. Cảm giác tạo dựng hình ảnh trên Threads, Instagram dễ lọt vào 🃏'mắt xanh' của nhà tuyển dụng hơn", Xuân Dũng, 22 tuổi ở Hà Nội, cho hay.
Ngày 15/10, Instagram cũng tung ra tính năng cho phép người dùng chia sẻ hồ sơ cá nhân dưới dạng danh thiếp. Tính năng này đã được một số ứng dụng chat áp dụng từ trước, nhưng động thái mới của Meta cũng phản ánh nhu cầu ngày càng cao của giới trẻ🎃 trong việc biến tài khoản thành CV ảo. Trong đó, một mặt danh thiếp chứa thông tin lấy từ hồ sơ Instagram, như tiểu sử, ảnh, đường link... Mặt còn lại là mã QR dẫn đến tài khoản cá nhân. Người dùng có thể tùy chỉnh hình nền của danh thiếp để thể hiện cá tính của bản thân.
Trả lời TechCrunch, đại diện Meta cho biết họ triển khai tính năng này trên toàn cầu vì nhận thấy nhiều người thuộc thế hệ Gen Z đang s🌸ử dụng Instagram như một bản sơ y💞ếu lý lịch.
Theo khảo sát được Microsoft công bố năm 2020, Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia có Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng (DCI) thấp nhất. Tuy nhiên, chỉ số này đã được cải thiện ở𒊎 những năm tiếp theo. "Khi có ý định 'tân trang🌠', coi tài khoản thành CV ảo, người dùng sẽ có ý thức chăm sóc tài khoản hơn. Từng bài đăng, từng bình luận được cân nhắc, suy nghĩ kỹ càng hơn", Nam Minh, nhân viên 29 tuổi tại một công ty truyền thông, cho hay.
Trong khi đó, Laukkarinen cho biết với sự hỗ trợ của 🉐AI, bên tuyển dụng vẫn có thể tìm và k🐲hai thác dữ liệu từ nhiều nguồn. Do đó, người dùng nên thận trọng với các phát ngôn trên mạng, chọn lọc thông tin để thể hiện những gì họ muốn nhà tuyển dụng thấy.
Duy Lộc