Ngày 12/3, ThS.BS.CKI Diệp Phúc Anh, Trung tâm Tai Mũi Họng, cho biết thông tin trên, thêm rằng gần đây TP HCM và các tỉnh th♌ành phía Nam nắng nóng nên nhu cầu đi bơi giải nhiệt của nhiều 🍷người tăng cao, dẫn đến bệnh nhân viêm tai cũng đông hơn năm ngoái.
"Người đi bơi nhiều, nếu không vệ sinh cơ thể hay khạc nhổ, tiểu tiện trong hồ, thậm 🍸chí mắc các bệnh viêm nhiễm ngoài da nên nước hồ bơi có thể chứa nhiều vi khuẩn, virus lây cho ngư🌠ời khác", bác sĩ Phúc Anh giải thích.
Ngoài ra, người bị trầy xước da ống tai hoặc chấn thương ống tai do tăm bông, móng tay hay các dụng cụ đặt trong tai, khi bơi cũng làm tăng nguy cơ viêm tai. Nhiều người thói quen đưa taℱy bẩn có mầm bệnh lên ngoáy tai, nguy cơ gây xước, viêm tấy. Trẻ em sức đề kháng yếu hơn, cấu tạo của vòi nhĩ nằm chếch với phương ngang và ngắn hơn. Khi nguồn nước tắm nhiễm khuẩn, trẻ nguy cơ cao viêm tai giữa. Nước vào tai không được xử lý đúng các♊h sẽ lắng đọng trong tai, tăng khả năng viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn.
Đơn cử, ông Mạnh đi bơi ít nhất ba lần mỗi tuần, cuối tuần tắm biển. Một tuần trước, tai phải ù và sưng đau, tai trái ngứa và chảy dịch, ông nên đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy da ống tai phải của ông Mạnh sưng đỏ gây chít hẹp ống tai, ống tai trái phù nề, đọng dịch mủ và các sợi tơ nấm. Bác sĩ Phúc Anh chẩn đoán ông Mạnh bị viêm tai ngoài bên phải, nấm ống tai ngoài bên trá🧜i. Đây là tình trạng nhiễm t𒁏rùng ống tai bởi các tác nhân vi khuẩn và vi nấm.
Còn bé Ngọc, 8 tuổi, đi bơi khi đang viêm họng, sổ mũi. Sau ba ngày, bé sốt, đau đầu, nghẹt mũi, ù tai, bứt rứt khó chịu ở tai, bác sĩ khám phát hiện viêm tai giữa. Bác sĩ Phúc Anh giải thích bé Ngọc bị sổ mũi trướ༺c đó, khi đi bơi, dịch mũi đi ngược lên tai cùng với nước hồ bơi vào tai không được vệ sinh đúng cách khiến bé viêm tai.
Nhiều người không sử dụng nút bịt tai khi đi bơi khiến nước hồ bơi vào trong tai và ứ đọng, thay đ🔴ổi độ pH trong ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi, gây viêm nhiễm, theo bác sĩ Phúc Anh. Người có tiền sử viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai rất dễ bị đọng nước bên trong và nguy cơ mắc bệ🌄nh cao hơn.
phổ biến ở người lớn, còn viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em. Dấu hiệu của viêm tai thường gặp là sưng đỏ, đau nhức tai, chảy dịch màu xanh hoặc màu vàng và có mùi hôi, ngứa tai, sưng nề ống tai. Một số trường hợp có thể s♔ốꩵt, ù tai, nghe kém, nặng tai.
Người bệnh không tự ý nhỏ các dung dịch, thuốc không rõ nguồn gốc vào tai vì có thể khiến lớp biểu bì bảo vệ trên ống taiﷺ bong ra, làm chậm quá trình lành thương. Không dùng các dụng cụ ngoáy sâu bên trong tai gây trầy xư🐼ớc khiến nhiễm trùng nặng thêm.
Các bệnh nhiễm trùng tai nếu không được chữa dứt điểm,🍃 tái phát nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nh𒁏ĩ dẫn đến giảm thính lực, điếc, nhiễm trùng tai tái đi tái lại, tổn thương xương và sụn tai.
Người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng lan rộng, xâm nhập các mô x🔯ung quanh sọ não hoặc gây tổn thương các dây thần kinh, rối loạn tiền đình với các biểu hiện mất cân bằng, chóng mặt, viêm não hoặc viêm màng não... Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi và tập nói có thể bị suy giảm thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn, gây chậm phát triển kỹ năng nói, giao tiếp xã hội.
Bác sĩ Phúc Anh khuyến cáo mọi người nên nghiêng đầu sang từng bên🌞 sau khi đi bơi, kéo dái tai theo các hướng khác nhau để nước chảy ra ngoài. Sử dụng bông gòn đặt nhẹ vào ống tai ngoài, để yên trong khoảng 3-5 phút để bông thấm hết nước. Lau khô tai bằng các góc của khăn tắm hoặc sử dụng máy sấy tóc ở mức nhiệt thấp nhất để làm khô tai, lưu ý đặt máy sấy cách xa tai tối thiểu 30 cm, không sấy cho trẻ em.
Dùng nước muối sinh ꧙lý để vệ sinh mắt, mũi, họng tránh viêm mũi họng chuyển thành viêm tai, nhất là với người có tiền sử viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Uyên Trinh
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |