BS.CK2 Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết khoảng một tháng nay, số ca sởi nhập viện tăng dần, đặc biệt cao trong tuần vừa qua. Ngày 12/8, nơi này điều𒁃 trị hơn 50 ca sởi, trong đó 8 bệnh nhi nặng, phải hỗ trợ hô hấp, thở oxy. Phần lớn trẻ từ các tỉnh thành khác chuyển tới, đều chưa chủng ngừa vaccine hoặc chưa tiêm đủ hai mũi.
"Những trẻ mắc sởi nặng chủ yếu có sẵn bệnh nền như suyễn, tim bẩm sinh, bệnh lý về máu, 🔜thận hư...", bác sĩ Quy nói. Những trường hợp này phải nằm viện điều trị kéo dài, gặp biến chứng bội nhiễm ở phổi, tiêm k📖háng sinh ít nhất 7-10 ngày.
Như bé Trâm Anh, 10 tháng tuổi, nổi ban lấm tấm khắp người sau hai ngày ho, sốt, sổ mũi, khó thở, đang được hỗ trợ thở oxy. Bà ngoại bé chăm sóc tại bệnh viện, cho hay đến 9 tháng tuổi chuẩn bị tiêm ngừa sởi thì bé bệnh, đến nay vẫn chưa tiêm. Bé vừa hết sốt xuất huyết, xuất viện mới 6 ngày đã sốt nhẹ, ho, phát ban, nhập viện lần nữa bác sĩ chẩn đoán sౠởi biến chứng viêm phổi.
Giường bên cạnh, bé gái 13 tháng tuổi quấy khóc liên tục, ho nhiều, có đờm, hai hôm nay bỏ ăn, mẩn đỏ nổi toàn thân. Bác sĩ chẩn đoán sởi kèm viêm phổi, điều trị hơn 10 ngày nay. Bé chưa tiêm vaccine do những tháng gần đây nhập viện liên miên vì nhiễm trùng đường ruột,𝔍 viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Các bệnh viện nhi khoa tuyến cuối khác cũng ghi nhận số ca nhập viện tăng gần đây. Trong đó, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đang điều trị 17 ca, Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị 14 ca. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đến ꦏnay tiếp nhận 30 trẻ, 18 người lớn mắc sở♛i.
Tình hình này được Sở Y tế TP HCM đánh giá là nghiêm trọng, bởi 3 năm qua thành phố không ghi nhận ca sởi nhập viện. Còn từ ngày 23/5 đến nay, các bệnh viện ghi nhận 597 ca sốt phát ban nghi sởi (chưa xét nghiệm khẳng định), xét nghiệm phát hiện 346 ca dương tính. Trong một tháng qua, 3 trẻ bệnh sởi tử vong. Sở Y tế TP HCM đề xuất UBND thành phố công bố dịch sởi, nhằm triển khai các biện pháp ngăn bệnh lây lan rộng 🤡và tổ chức chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ.
Bệnh sởi thường có chu kỳ 5 năm bùng phát một lần. Năm 2018-2019, có ngày Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị nội trú 200✤ trường hợp. Đợt bùng dịch năm 2014, số ca có thể lên đến hơn 240 một ngày. Năm nay, Sở Y tế thành phố dự báo thời gian tớiꦉ số ca sởi vẫn còn tăng.
"Có thể kiểm soát, ngăn chặn dịch bùng phát nhờ tiêm vaccine phòng sởi", bác sĩ Qu🍌y nói, khuyên phụ huynh cho trẻ tiêm đủ 9 tháng tuổi tiêm vaccine mũi một và nhắc lại mũi h𝓡ai lúc trẻ 18 tháng tuổi. Người chăm sóc trẻ, người lớn có nguy cơ cao như mắc bệnh nền, phụ nữ mang thai cũng cần chủng ngừa sởi.
Khi trẻ💜 sốt, phát ban hoặc kèm theo một trong ba triệu chứng là ho, sổ mũi, mắt đỏ, cần nghĩ đến sởi. "Nhiều phụ huynh thấy con phát ban tưởng dị ứng, nhưng dị ứng thường không kèm sốt và các dấu hiệu trên", bác sĩ Quy nói. Không ít trường hợp phụ huynh tự mua thuốc cho trẻ uống, đưa vào viện trễ, bé đã suy hô hấp, viêm phổi♏, viêm ruột...
Sởi lây lan rất nhanh qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang bệnh, hoặc bệnh lây gián tiếp qua vật dụng, đồ chơi có dính dịch tiết khi trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi. Sởi thường gây biến chứn꧅g ở đường hô hấp, chủ yếu là viêm phổi. Ngoài ra, một số trẻ có thể viêm ruột, nhiễm trùng máu, viêm loét giác mạc, thậm chí sốt, co giật nặng dẫn đến viêm não. Hệ lụy là sau khi mắc bệnh trẻ có thể suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh khác.
Trẻ mắc sởi cần cách ly điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, chia làm nhiều cữ ăn, u🅰ống nhiều nước. Uống thuốc, thái khám theo lịch hẹn. Không nên kiêജng tắm, bởi việc này có thể khiến trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng. Bệnh có thể điều trị tại các bệnh viện tuyến dưới, không nên vượt đường xa đến cơ sở tuyến cuối gây quá tải, dễ lây nhiễm chéo.
Tránh điều trị sởi bằng corticoid, theo bác sĩ Quy. Bệnh sởi làm suy giảm miễn dịch, dùng corticoid🌱 sẽ làm suy giảm miễn dịch nặng nề hơn, dễ bội nhiễm vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác, khiến bệnh thêm trầm trọng.
Lê Phương