Ngày 18/3, BS.CKI Lâm Bội Hy, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết trước đây mỗi ngày bệnh viện này chỉ tiếp nhận 10-20 trẻ nhập🐷 viện do bệnh tiêu hóa. Hiện số bệnh nhi tăng gấp 3-6 lần, dao động 40-60 trẻ. Riêng khoa Cấp cứu ghi nhận 6-10 trẻ nhập viện khám mỗi đêm vì nôn ói nhiều, mất nước.
"Trẻ mắc bệnh tiêu hóa tăng do nắng nóng, thói que♈n nằm quạt, điều hòa và bảo quản thực phẩm sai cách", bác sĩ Hy cho biết.
Đơn cử, con gái 3 tuổi của chị Quyên, ngụ Bến Tre, sốt cao, đi ngoài phân nhầy, người mệt lả, lừ đừ. Bé đến viện khám khi sốt cao 40 độ, tiêu lỏng 9☂ lần mỗi ngày. Bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng đường tiêu hóa dẫn đến nhiễm trùng máu, phải nằm✤ viện điều trị.
Trường hợp khác là bé trai 4 ꦇtuổi, đau bụng, ói trên 20 lần mỗi ngày kéo dài. Bác sĩ chẩn đoán bé cùng lúc mắc hai bệnh đường hô hấp kèm rối loạn tiêu hóa, phải nhập viện điều trị kháng sinh, bổ sung dịch truyền.
Bác sĩ Bội Hyꦺ cho biết các bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn như e.coli, campylobacter, listeria, salmonella, botulinum... Chúng có đặc điểm chung phát t🍸riển mạnh trong môi trường có nhiệt độ 5-60 độ C. Thời tiết nóng khiến thực phẩm ôi thiu, hư hỏng nếu không bảo quản đúng. Nếu trẻ ăn phải, vi khuẩn dễ tấn công, gây rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là ngộ độc.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa chủ yếu lây qua đường ăn uống. Các sinh vật gồm nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tấn công cơ thể gây nhiễm trùng đường ruột, dễ💎 biến chứng nhiễm trùng máu.
Dự báo thời tiết Nam Bộ tiếp tục nắng nóng kéo dài đến hết tháng 4, các bác sĩ tiên lượng khả năng số trẻ mắc bệnh tiêu chảy nhập viện tiếp tục tăng.
Bác sĩ Bội Hy lý giải hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, nguy cơ bệnh chồng bệnh. Thời tiết thất thường khiến trẻ biếng ăn, dẫn đến đề kháng kém và tăng nguy cơ mắc bệnh khi virus, vi khuẩn xâm nhập. Nắng nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải. Lúc này thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm, vi khuẩn - n꧅guyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa.
Ngoài ra, gia đình có thói quen chống nóng bằng cách để nhiệt độ điều hòa quá thấp hoặc𒅌 bật quạt gió mạnh phả trực tiếp vào người trẻ, khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh, viêm phổi...
Triệu chứng phổ biến các bé đến khám tại gồm đau bụng, tiêu lỏng, sốt, ói🌟, mệt mỏi. Một số trường hợp cùng lúc mắc thêm viêm họng có thể ho, ói.
Sau khoảng hai♎ ngày nhiễm virus, vi khuẩn, trẻ có thể có các biểu hiện nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy nhiều lần, kéo dài trong 3-10 ngày. Nếu không được khám, điều trị kịp thời, trẻ có thể mất nước, mất điện giải, nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, bác sĩ Bội Hy khuyến cáo phụ huynh chọn thực phẩm kỹ lưỡng, tránh nước có ga, giảm ăn đồ lạnh, uống đủ nước, tăng cường rau xanh. Trẻ nên🌞 ăn chín, uống sôi. Gia đình vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ, không để chung thực phẩm tươi﷽ sống và thực phẩm nấu chín. Không nên sử dụng đồ ăn thừa sau 4-5 ngày bảo quản ngăn mát.
Tuệ Diễm
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |