BS.CKI Nguyễn Hạnh Trang, Phó khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết 4 tháng qua số bệnh nhi điều trị các bệnh hô hấp tăng ꦬkhoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, 50% bệnh nhi điều trị viêm phế quản, viêm phổi.
"Nhiều phụ huynh lầm tưởng viêm phổi chỉ xảy ra ở mùa lạnh, thực tế virus có🧸 th✅ể tấn công trẻ bất cứ mùa nào kể cả khi nắng nóng", bác sĩ Trang nói.
Hàng năm số trẻ bệnh hô hấp tại thành phố có xu hướng tăng vào mùa nóng. Tuy nhiên năm nay nắng nóng diễn ra sớm ngay từ sau Tết và kéo dài đến nay, mức nhiệt thường xuyên🌞 32-36 độ khiến nhiều trẻ mắc bệnh hơn. Khi thời tiết nóng bức, nhiều gia đình sử dụng điều hòa, bật nhiệt độ thấp dưới 20 độ C. Chênh lệch nhiệt độ phòng lạnh và ngoài trời quá cao khiến trẻ khó thích nghi, có thể gây viêm phổi.
Phòng sử dụng máy lạnh thường đóng kín, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Môi trường lạnh khiến niêm mạc mũi họng của trẻ khô, thân nhiệt giảm, sức đề kháng trẻ yếu hơn, dễ tái phát bệnh. Như bé Nhiên, 3 tuổi, nhập viện sau chuyến du lịch biển 4 ngày, dấu hiệu cảm lạnh như nghẹ𝓀t mũi, đau họng, ho, sốt, 4 ngày sau thở khó kèm tiêu chảy. Bác sĩ c𝔉hẩn đoán bé viêm họng do nhiễm lạnh, tiến triển viêm phổi do không điều trị kịp thời.
Còn bé Minh Anh, 15 tháng tuổi, ba lần nhập viện vì viêm phổi trong năm ꧂nay. Bé ho, sốt cao 39 độ, thở mệt, vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cấp cứu với chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu) còn 93% (bình thường 97-99%), biểu hiện suy hô hấp. Bác sĩ kết luận bệnh nhi viêm phổi, phải nhập viện, hỗ trợ thở ôxy.
Sau hai ngày sử dụng kháng sinh, bé hết sốt, ngưng hỗ trợ 🅰thở oxy, tiếp tục sử dụng thuốc theo phác đồ kéo dài khoảng 7-10 ngày. Do bé viêm phổi tái phát, bác sĩ khuyên phụ huynh kiểm tra lại môi trường sống, sinh hoạt của con. Mẹ bé cho biết nhà nhỏ, chật, mùa nóng kéo dài, mở máy lạnh liên tục, con gần như không ra khỏi phòng ngủ.
"Trời nắng nóng khiến trẻ biếng ăn, đổ mồ hôi nhiều, mất nư♉ớc, khiến trẻ dễ bệnh. Trẻ có thể viêm họng, thanh quản, viêm amidan, viê꧋m VA, nặng hơn trẻ có thể bị viêm phổi", theo bác sĩ Trang.
Nắng nóng, vận động nhiều khiến trẻ đổ mồ hôi, dễ nhiễm lạnh. Trẻ tắm nhiều lầ🌞n trong ngày cũng dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amidan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Mộ🐻t số trẻ sau khi tắm xong một thời gian sốt cao, đau họng, chảy mũi nước, khó thở, là dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh chủ độnꦦg phòng ngừa bệnh khi trời nắng nóng bằng cách sử dụng điều hòa đúng cách. Không nên để quạt điều hòa thổi thẳng vào cơ thể trẻ. Ngoài giờ ngủ, không để trẻ ở trong phòng điều hòa quá nhiều.
Thời gian nghỉ, tranh thủ mở cửa phòng, bật quạt thông thoáng, kết hợp đón nắng vào trong phòng bé. Nếu dùng máy lạnh nên giữ nhiệt độ phòng ở mức 26🌠 độ C, có chăn đắp bé, vệ sinh máy lạnh 2-3 lần mỗi năm.
Các chuyên gia khí tượng cản🐓h báo thời tiết nắng nóng tiếp tục ảnh hưởng ൲đến cả nước, nhất là kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 nắng nóng tiếp tục khắp các tỉnh thành. Bố mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ trong kỳ nghỉ kéo dài. Con hoạt động ngoài trời cần chú ý giữ sức khỏe, cho bé uống đủ nước, đội nón chống nắng, bơi trong thời gian vừa phải, tắm lại bằng nước sạch.
Bệnh hô hấp trong mùa nắng nóng đang gia tăng, trong đó bệnh viêm phổi khá thường , nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Mỗi năm trung bình một trẻ dưới 5 🌠tuổi có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp 3-8 lần, khoảng 1/3 trong ﷺsố này diễn tiến thành viêm phổi, theo bác sĩ Trang.
Tuệ Diễm
20h, ngày 26/4, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức tư vấn trực tuyến "Nắng nóng bất thường: Bảo vệ trẻ trước bệnh hô hấp, tiêu hóa và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm" phát trên fanpage VnExpress. BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang, TS.BS Đỗ Thị Hạnh, bác sĩ Nguyễn Minh Luân Bệnh viện Tâm Anh TP HCM và Hà Nội, Trung tâm tiêm chủng VNVC giải đáp thắc mắc cho phụ huynh về các bệnh hô hấp nguy hiểm, vaccine phòng ngừa. Độc giả gửi câu hỏi tại đây để bác sĩ tư vấn. |