Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gi💟a, cho biết thịt ngỗng màu sẫm, hươ🏅ng vị đậm và béo nhưng một số bộ phận không tốt cho sức khỏe.
Nội tạng của ngỗng như gan, mề, lòng... có hàm lượ🐬ng cholesterol cao. Đây cũng là phần dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus nhiễm bệnh. Trong đó, gan ngỗng chứa mầm bệnh vì tích lũy nhiều kim loại nặng. Khi chế biến, gan phải được nấu chín hẳn, nếu còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus gây bệnh. Phụ nữ mang thai, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.
Không nên ăn da ngỗng nhiều, nhất là người mắc bệnh tăng mỡ máu. Theo bác sĩ, phần này chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Da cũng là mặt✤ tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp có thể bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt ngỗng.
Phao câu là phần sau cùng của thân ngỗng, kể cả vịt, ngan, gà cũng như một số loài chim, tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật. Phần cánh ngỗng béo, thực chất là chất béo của da, cũng nên ăn hạn chế ăn, nhất là những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì. Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trườngꦅ hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày🌸.
Lưu ý khi chế biến thịt ngỗng
"Muốn món ăn ngon thì nguyên liệu phải ngon", bác sĩ khẳng định. Bí quyết chọn thịt ngỗng ngon là ngỗng già, phần thịt không quá nhiều mỡ, dày thịt, màu sắc đều màu là đạt. Nên rửa qua thịt ngỗng với nước lạnh, sau đó lấy muối xát qu🐻anh thân ngỗng để giảm bớt mùi hôi tanh r🉐ồi rửa lại một lần nữa với nước.
Ngỗng nướng trực tiếp trên bếp lửa hoặc lấy giấy bạc bọc lại cho vào lò nướng, thịt sẽ thơm và ch꧋ắc. Có thể chế biến những món ă𝄹n khác như hấp, quay, xào, tẩm ướp các loại gia vị khác nhau cho phù hợp.
Thùy An