Tôi từng chứng kiến nhiều cảnh cả nhà phải "đánh vật" với một đứa trẻ trong bữa ăn. Người cầm tô cơm chạy theo đứa nhỏ từ nhà trên xuốꦺng nhà dưới. Người dọa nạt, kẻ năn nỉ ỷ ôi, ꧙rồi làm trò hề đủ kiểu cũng không khiến đứa bé chịu ăn một miếng. Trong khi, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, mở một video nào đó trên YouTube là khiến trẻ ngồi ăn ngoan ngoãn từ đầu bữa đến cuối bữa.
Bản thân tôi cũng thử trải nghiệm một ngày trông cháu và cảm thấy mệt lả, nhiều phen thót tim. Bé hết lụ🍸c lọi khắp ngóc ngách trong nhà lại đến chạy ào ra ngoài, từ chui gầm giường đến trèo lên ghế cao. Chỉ đến khi tôi rút chiếc điện thoại thông minh ra thì tụi nhỏ mới chịu ngừng nghịch ngợ, túm tụm lại và im phăng phắc trước màn hình mà chẳng cần tôi phải hò hét một tiếng nào. Thật vi diệu!
Rồi tới một giai đoạn nào đó của đứa trẻ, chúng ta sẽ nghe thấy mấy câu quát mắng của các bậc cha mẹ như kiểu: "Mày có dẹp ngay cái điện thoại đi không", "suốt ngày ôm cái điện thoại, sao không chịu học hành gì hết hả con"... Thực ra, tôi nghĩ rằng không nên trách trẻ nhỏ trong trường hợp này. Chính người lớn chúng ta cũng thích bầu bạn với chiếc điệ🥂n thoại kể cả khi ăn cơm, hay "ôm" chúng vào giường ngủ mỗi tối đó thôi. Chẳng phải người lớn cũng dễ dàng ngồi im phăng phắc hàng giờ trước màn hình điện thoại đấy sao? Chẳng quá khi nói chiếc điện thoại như "cô trông trẻ" khi ta còn bé, giờ lại như chất gây nghiện với người trường thành.
Một nghiên cứu ở Malaysia cho biết 58,2% người dân không thể chịu đựng được việc không có điện thoại thông minh. Trong đó, 73,8% cảm thấy khó chịu khi điện thoại hết pin. Nghiên cứu khác trên 1.642 trẻ lớp một ở Nhật Bản cũng đưa ra kết quả việc thường xuyên dùng các t🍷hiết bị di động dường như có liên quan đến các vấn đề về hành vi trong thời thơ ấu.
Vì yếu tố đạo đức trong nghiên cứu khoa học nên chưa có số liệu rõ ràng về tác động của điện thoại thông minh cũng như bức xạ điện từ đến trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, chúngജ ta có t💖hể nhìn từ quan điểm của các nhà giáo dục nổi tiếng thế giới. Họ luôn cố gắng tạo môi trường tự nhiên để bảo vệ những giác quan nhạy cảm của trẻ khỏi kích thích mạnh.
>> Nuôi con bằng điện thoại, fastfood
Những hãng đồ chơi giáo dục nổi tiếng như Waldorf, Montessori, Froebel gifts cũng đều chú trọng các màu sắc tự nhiên, thiết kế đơn giản để hỗ trợ khả năng phát triển cho trẻ. Chúng hoàn toàn khác với những video có hình ảnh lung linh, chuyển động liên tục, màu sắc sặc sỡ, âm thanh sống động trên mạng. Những video hấp dẫn từ điện thoại di động sẽ làm giảm nhu cầu tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của trẻ nhỏ.
Bạn có thử c༒ho bé tự chọn giữa một đồ chơi phát triển trí tuệ với một chiếc điện thoại từng rất thú vị trong mỗi bữa ăn? Tôi cá là những đứa trẻ giành giật nhau chiếc điện thoại. Bạn có từng nghe trẻ nà𒈔i nỉ, khóc lóc xin cha mẹ cho xem điện thoại một xíu? Bạn có nghĩ mình đang kiểm soát tốt việc cho con sử dụng điện thoại như dự tính? Và bạn có tự tin bản thân người lớn sẽ "cai nghiện" điện thoại dễ dàng?
Cho trẻ tiếp xúc với điện thoại ở tuổi chập chững, có khi chỉ mới ở tuổi ăn dặm, có thể nhận được sự đồng cảm từ các mẹ bỉm sữa khác. Nhưng con trẻ sẽ phải chịu hậu quả rất lâu dài, đó là sự thật không thể phủ nhận. Những tác động tích cực của thiết bị công nghệ với trẻ em là có. Nhưng thiết bị chỉ tốt khi chúng ta sử dụ𝐆ng nó đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng thời điểm.
Tại sao chúng ta không cho trẻ bận rộn với việc tự xúc ăn? Tại sao chúng ta không thể sắp xếp nhà cửa gọn gàng, tối gi꧅ản vật dụng để hạn chế nguy hiểm khi trẻ ở độ tuổi khám phá? Tại sao chúng ta không thiết kế một "bể cát" cho trẻ tha hồ nghịch trong lúc cả nhà đều bận? Chúng ta đang sử dụng điện thoại - "cô trông trẻ" bất đắc dĩ này, để lợi ích cho người lớn hay lợi ích cho trẻ nhỏ? Phải chăng chúng ta đang thiếu nghiêm túc, thiếu cẩn trọng, thiếu kiên nhẫn trong việc giáo dưỡng những mầm non cho tương lai?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.