"Trời sinh voi, trời không còn cỏ; đứa bé nghèo ngồi mút bàn tay". Thuở nhỏ, khi ngân nga câu hát ấy, tôi cứ nghĩ về cuộc sống thiếu thốn của gia đình mình. Có lần, tôi nói với mẹ: "Sao bố mẹ đẻ nhiều thế?🐓 Đẻ ít con thì nhà mình đã không nghèo như thế này". Mỗi lần như vậy, mẹ tôi lại gắt lên: "Đẻ ít thì đã không có mày".
ꦉĐồng lương bộ đội nghỉ hưu và giáo viên tiểu học không đủ nuôi sáu đứa con, nên cha mẹ tôi phải làm rất nhiều việc khác nhau. Mẹ vừa đi dạy vừa buôn bán đủ thứ. Cha mở quán giải khát cho bà ngoại bán, còn bản thân đi nuôi bò, cá bột, trồng tre, khai hoang để trồng cấy...
🍨Sáu anh em chúng tôi ai cũng thành thạo việc băm bèo, thái khoai, bắt cua, cá, tôm, tép, ếch, nhái... để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Trong số sáu đứa, chỉ có một nửa được học hành và có nghề nghiệp, phần nhiều nhờ nỗ lực của bản thân, vừa học, vừa làm. Bây giờ, khi anh cả đã ngoài 50 tuổi, cậu út 39 tuổi, cuộc sống của ba anh chị lớn đều rất vất vả, thiếu thốn. Ba đứa em sau, do có bằng cấp, nghề nghiệp, nên khấm khá hơn.
Khi tôi sinh con gái đầu lòng, trong căn phòng tập thể lụp xụp, dột tứ phía, vợ chồng tôi thống nhất chỉ sinh một con♓. Do sức ép của cha mẹ chồng, 11 năm sau, tôi mới sinh cháu gái thứ hai, khi đã có nhà cửa đàng hoàng.
>> Sai lầm sinh nhiều con làm 'tài sản' dưỡng già
🍸Mọi người đều nói nuôi con bây giờ không dễ dàng vì trăm thứ phải chi tiêu, từ tã lót, bỉm sữa, áo quần, đến học hành... Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là những điều kiện tối thiểu. Còn vô số những thứ chi ly khác mà cha mẹ cần dạy con, song không phải ai cũng để ý – nó thuộc về phạm trù kỹ năng sống, văn hóa mà cha mẹ là những người thầy quan trọng nhất. Để làm thầy của con trong lĩnh vực này, cha mẹ cần có văn hóa, thời gian, cùng tình yêu thương con đúng đắn.
Trong công việc làm giáo viên, tôi thường xuyên phải uốn nắn hành vi, thói quen của hàng trăm thanh thiếu niên💝 như thể dạy bảo trẻ em mầm non, tiểu học. Có lần, tôi chụp cái khay để cốc cho phụ huynh xem con của họ ở lớp đã uống nước như thế nào? Trên chiếc khay đầy nước, cốc cái úp, cái ngửa; cái rỗng, cái còn nước do rót nhiều rồi uống không hết; cái ở ngoài, cái ở trong khay; nước thì chảy loang ra bàn ghế...
Nhận áo đồng phục về, một số cô cậu không giặt, mặc luôn, áo vẫn còn nguyên nếp gấp. Nhiều em áo khoác cởi ra, vo tròn rồi nhét vào ngăn bàn. Trên áo lơ thơ, lòng thòng mấy sợi chỉ, cô phải nhắc các con mới cắt đi. Áo giặt máy nên nhàu nhĩ mà các thiếu nữ cũng không biết cần phải là phẳng trước khi mặc. Ngay cả việc vệ sinh răng miệng, chân tay, tai mũi, tới khử mùi cơ thể, tôi cũng phải hướng dẫn từng chút một🐻. Chưa kể thói ăn nói trống không, chào hỏi, thưa gửi, cách xử lý khi ngáp, ho, hắt hơi sao cho lịch sự... tôi cũng phải uốn nắn rất nhiều.
>> 🍒'Khó khăn không thể ngăn vợ chồng tôi sinh thêm con'
🌳Đa số các cô, cậu học trò của tôi đều là con nhà lao động. Bố mẹ bận mưu sinh nên không có đủ thời giờ quan tâm, để ý con cái. Mà cũng có thể là họ không biết cần dạy con những điều nhỏ nhặt ấy. Đó là chưa kể một bộ phận cha mẹ bận bịu với thú vui riêng đến mức không để tâm dạy bảo con cái.
Việc nuôi dạy con là một công việc đẫm mồ hôi và là nghệ thuật đòi hỏi cha mẹ phải có hiểu biết và gương mẫu. Trong bữa ăn, nếu cha mẹ ăn vội để còn nghỉ ngơi, làm việc riêng, thì sao có thể uốn nắn cho con༒ từ tư thế ngồi ăn đến cách cầm bát đũa, cách gắp thức ăn, cách nhai thức ăn trong cái miệng và hạn chế phát ra tiếng động, hay phải tinh ý khi ngồi đầu nồi, biết khi nào mới đưa bát xin thêm cơm...
🐼Rồi còn cả những việc khác như luộc rau muống sao cho chín tới, vừa giòn vừa xanh; pha nước chấm sao cho ngon miệng, ngon mắt; thức ăn nào đi với nước chấm nấy; làm đâu phải gọn đấy, rửa bát xong phải quan sát khu vực bếp để lau dọn cho gọn gàng... Rồi cách đi, đứng, ngồi, nằm sao cho kín đáo, lịch sự; cách mua bán thực phẩm sao cho tươi ngon; chọn mua áo quần, phối đồ sao cho đẹp và phù hợp với nơi mình xuất hiện, với phong cách, cá tính riêng của mình...
Còn những chuyện lớn hơn như bồi dưỡng tình yêu thương, lòng tự tin, tự trọng, tự lập, tự chủ, theo đuổi ước mơ, giáo dục giới tính, định hướng nghề nghiệp, thực hiện mục tiêu cuộc đời, vượt qua thất bại, ứng phó với thị phi... Có hàng vạn thứ🐼 mà cha mẹ phải hướng dẫn, chỉ bảo con cái, chứ đâu chỉ cho ăn, cho mặc, rồi giao phó hết cả cho nhà trường, xã hội.
Nhìn nhiều cha mẹ trẻ ngày nay có con nhỏ mà tôi thấy ái ngại. Cảnh ông bố ngồi chơi game, người mẹ xúc cho con ăn trong lúc con nghịch điện thoại xuất hiện ở khắp nơi.𒊎 Nhiều gia đình để con ngủ nướng đến gần trưa hoặc thức đêm ngủ ngày, mà cha mẹ cũng mặc kệ.
Nhà chị gái tôi, bố mẹ ăn cơm ngày ba bữa như bao gia đình, nhưng hai cô con gái thì ăn, uống, thức, ngủ theo nhu cầu🎀. Có khi cơm không ăn mà gọi đồ ăn qua mạng hoặc tự làm bánh, ăn mì gói theo ý thích vào bất cứ khung giờ nào đó khi dạ dày lên tiếng... Nề nếp gia phong cũng trở thành thứ xa xỉ. Sinh con và thực hiện bổn phận làm cha mẹ chưa bao giờ đơn giản, dễ dàng. Vì vậy, nếu cha mẹ bận bịu mưu sinh thì làm sao có thể quan tâm, dạy bảo con chu đáo được?
Năm 18 tuổi rời nhà đi học xa, tôi bắt đầu nhận thấy sự thiếu hụt về văn hóa ứng xử và kỹ năng sốngဣ của bản thân. Sau nhiều vấp ngã, nhờ đọc sách và quan sát, trải qua những thất bại không đáng có... tôi âm thầm tự học để hoàn thiện mình, để chung sống với người khác và làm việc. Có nhiều điều tôi thấy tiếc vì đã không được chỉ bảo từ nhỏ, song chưa một lần dám nói với cha mẹ vì họ đã quá vất vả rồi.
Ngày nay, chúng ta sinh con ra cũng không phải để trao cho chúng trách nhiệm, kỳ vọng, thỏa mãn niềm vui thú cá nhân hay dựa dẫm về tinh thần, vật chất khi già yếu. Khi một công dân ra đời, người làm cha mẹ, gia đình và xã hội cần tạo điều kiện tốt nhất, khoa học nhất để công dân đó trở thành sản phẩm hoàn hảo nhất của tình thương yêu đúng đắn🧸, của nền giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội. Làm sao cho công dân đó trở thành người có văn hóa và được hạnh phúc.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.