Đồng cảm với câu chuyện "20 năm nỗi đau bị cha mẹ đối xử bất công" của tác giả Cuocsongtuoidep, nhiều độc giả VnExpress cũng chia sẻ những hoàn cảnh tương tự khi có cha mẹ đối xử không công bằng:
Tôi cũng từng chịu cảnh như tác giả bài viết "20 năm nỗi đau bị cha mẹ đối xử bất công". Mẹ tôi mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, yêu thương đặc biệt cậu con út (đến hiện tại vẫn chưa thay đổi). Tất cả ước mơ, mong muốn, lời nói của cậu út, với mẹ đều là tuyệt đối. Gia đình tôi c🐠ũng không được êm ấm. Tiền bạc trong gia đình, mẹ chỉ dành đầu tư cho con út, đồ ăn ngon bổ nhất cũng dành cho con út. Những người khác ăn cơm luôn bị mẹ nhìn ngó xem ăn gì, nhiều hay ít? Dù tuổi tôi cũng gần bằng em út, như🌄ng từ nhỏ, mẹ đã không đối xử công bằng đến nỗi tôi phải trải qua hơn chục năm sống tiêu cực, khép kín...
Tiền lương của các anh chị và tôi đóng góp hàng tháng dường như không bao giờ đủ với mẹ. Mẹ sử dụng tiền ấy để lo riêng cho em, rỉ rả yêu cầu chị em tôi đi vay mượn💦 thêm vì hụt tiền chợ, vì đầu tư giúp em, vì đủ thứ lý do và điều đó làm tổn thương những đứa con khác trong nhà. Trong khi đó, em út của tôi chỉ muốn lợi dụng tình yêu thương của mẹ để vòi tiền từ anh chị và thái độ lại với mẹ cũng tùy theo tâm trạng.
Những lời mẹ dành cho em út là những lời dịu dàng nhất, nhưng dành cho người khác là nét 💮mặt hằn học, khó chịu và những lời cay nghiệt. Dù đã nghe quen nhưng đôi khi nghĩ lại, tôi vẫn thấy đau lòng. Đã có lúc tôi nghi ngờ bản thân không phải là con ruột của mẹ, kỳ lạ là điều đó giúp tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn (trong các anh chị em, mẹ đối xử tệ nhất với tôi). Tôi đã tự an ủi mình rằng, nếu mình được lượm về nuôi thì việc ba mẹ đối xử như vậy cũng đã là tốt lắm rồi. Tôi biết sẽ chẳng có điều gì làm thay đổi được suy nghĩ và cách đối xử của mẹ với các c🧜on.
Nhà tôi có chị lớn và em trai út, tôi là con thứ. Tôi cũng từng bị bố mẹ đối xử bất công và cũng từng có lúc nghĩ: "Chắc mẹ nhặt mình từ bụi chuối nào đấy về nuôi". Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn luôn ám ảnh t🅠ừ bé đến lớn. Có lần, tôi còn định tự vẫn. Sau này khi biết về nhân quả, tôi mới thấy nhẹ lòng hơn. Thế nhưng, vết sẹo và nỗi đau khổ vẫn ám ảnh khiến tôi không thể quên được. Thỉnh thoảng, tôi vẫn tủi thân, muốn khóc khi thấy một phụ huynh nào đó ân cần với con họ.
>> Đòn roi chỉ tạo nên những đứa trẻ vô cảm
Khi còn bé, tôi đến nhà ông bà chơi. Em họ đang ăn kẹo, vội vàng chạy trốn đi chỗ khác vì không muốn chia cho tôi. Cô tôi thấy chuyện nhưng lờ đi. Tôi đợi mãi mà không được chia cục kẹo nào, trong khi tôi vẫn hay cho em đồ chơ꧂i. Tất nhiên, vấn đề không phải chỉ là một viên kẹo, mà là cách ứng xử của những người trong gia đình. Đến giờ, tôi vẫn nhớ mãi thái độ của người lớn với một đứa bé năm tuổi như tôi.
Trong gia đình, chỉ cần người thân không công bằng cũng để lại vết hằn, huống gì là cha mẹ. Điều đó chắc chắc sẽ luôn để lại nỗi đau cho con trẻ. Tôi là con út trong gia đình. Ngày nhỏ, thời còn bao cấp, nhà tôi rất nghèo đến mức không đủ ăn. Nhưng lúc nào cha mẹ cũng cho hai chị em ăn no bụng trước rồi mới ăn đồ thứa. Lớn lên, chúng tôi cũng luôn được đối xử công bằng. Thế nhưng, 35 năm trước, khi tôi mới chỉ sáu tuổi, chị tôi 10 tuổi, có một sự việc khiến tôi nhớ mãi. Cô tôi khi đó rất giàu. Khi về quê, c🥂hỉ vì không ưa mẹ mà hai chị em tôi không được cho quà (kẹo, bánh). Trong khi các chị em con bác, con chú khác đều được. Tôi còn bé nên vô tư chạy theo xin, nhưng chị tôi giằng tay tôi, vừa kéo về vừa khóc... Tới giờ, tôi vẫn nhớ những giọt nước mắt của chị khi đó, nên sau này mối quan hệ của hai chị em tôi với cô chỉ là xã giao, chứ không như họ hàng.
Tôi không cầu mong bố mẹ yêu thương mình c൩ông bằng, mà chỉ cần họ để cho tôi được yên thân. Bất cứ lúc nào gọi điện cho tôi, nói câu trước câu sau là bố mẹ nhắc tới tiền. Tôi tự hỏi, đã bao lâu rồi mình lại thèm câu hỏi thăm của bố dành cho đứa co🧸n xa xứ đến vậy?", "Con khỏe không?", "ăn uống thế nào?", "dịch bệnh nên phải cẩn thận nhé"..., những lời hỏi thăm tưởng chừng như bình thường đó lại trở thành một điều quá xa xỉ đối với tôi.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.
Lê Phạm tổng hợp