Ngày 26/8, Ngân hàng Á Châu (ACB) công bố báo cáo tài chính giữa niên độ cho giai 💜đoạn 6 tháng kết thúc vào 30/6/2013. Điểm mà đơn vị kiểm toán lưu ý có khoản nợ của Tổng công ty 🦹Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và các công ty thành viên.
Tại ACB, có 464,733 tỷ đồng cho vay Vinalines cùng với 500 tỷ đồng trái phiếu phát hành bởi tổng công ty này và 135,949 tỷ đồng lãi trái phiếu phải thu được phâ🍨n loại là nhóm 2 - nợ cần chú ý, mà không chuyển sang nhóm nợ có chất lượng thấp hơn.
Nếu phân loại sang nhóm có chất lượng nợ thấp hơn𝓰 đồng nghĩa với mức trích lập dự phòng cao hơn, nợ xấu đội thêm và lợi nhuận giảm đi. Tuy nhiên, những khoản nợ đó đã được gia hạn, và sự “vắng mặt” của chúng trong nhóm 3-5 khiến nợ xấu của ngân hàng dễ chịu hơn về mặt số liệu tại thời điểm công bố.
Cơ chế trên được thực hiện theo tinh thần c🎉hỉ đạo của Thủ tướng tại quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012 - 2015.
Sau ♎chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước ngày 18/4, cũng đã có công văn đề nghị các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện cơ cấu nợ đối với các khoản vay mua, đóng mới tàu biển của Vinalines và các doanh nghiệp thành viên mà tổng công ty chiếm tỷ lệ vốn góp từ 51% trở lên. Điểm đáng chú ý là việc cơ cấu lại nợ gắn với yêu cầu xem xét không chuyển nhóm nợ và giữ nguyên xếp hạng tín 🦄dụng doanh nghiệp.
ACB chỉ là một ngân hàng với cấu phần nhỏ trong tổng nợ của Vinalines và các thàn💞h viên. Như trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trước đây, tất cả không phản ánh ở tỷ lệ nợ xấu mà các ngân hàng báo cáo.
Theo số liệu từ đề án tái cơ cấu Vinalines, tính đến tháng 5/2012, toàn hệ thống tổng công ty này nợ các tổ chức tín dụng hơn 60.000 tỷ đồng. Trong năm 2012 các khoản phải trả là hơn 6.000 tỷ đồng, nhưng họ chỉ có thể trả được hơn 2.000 tỷ đồng, còn lại xin 🎀được cơ cấu và gia hạn.
Chỉ riêng phần nợ đó đều có ở nhiều ngân hàng thương mại, song k💛hông hẳn tất cả đều được phản ánh ở tỷ lệ nợ xấu, hay công🍸 bố một cách cụ thể.
Cũng có những khoản nợ khó thu hồi, song trước ngày chốt số lập báo cáo tài chính, ngân hàng đã kịp “đổi đời” cho nó. Đây chủ yếu là khoản tiền gửi - cho v꧃ay giữa 🌠các ngân hàng với nhau, khó khăn và chất lượng của nó cũng không có ở những tỷ lệ nợ xấu được báo cáo “đẹp”, dù không lẩn khuất.
Tại mùa đại hội cổ đông đầu năm nay, số phận những khoản nợ đó xuất hiện trong chấ🌊t vấn của c🉐ổ đông tới lãnh đạo một số ngân hàng. Ghi nhận câu trả lời chung chung là, các bên đang đàm phán để xử lý, cơ cấu lại…
Cũng tại báo cáo tài chính của ACB, khoản 77💮2 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại một ngân hàng nọ cũng đã được gia hạn thêm 24 tháng chỉ vài ngày trước thời điểm chốt sổ 30/6. Hai bên đang thương thảo việc thu hồi và ACB không lập dự phòng cho khoản này.
Hay một khoản tiền gửi có kỳ hạn trị giá 1.193 tỷ đồng tại một ngân hàng khác, ngày 10/6, ACB cũng đã ký hợp đồng chuyển thành khoản 🌱cho vay. Ngân hàng tin tưởng sẽ thu hồi được nên cũng không lập dự phòng cho khoản này.
Nợ khó thu hồi lòng vòng trong hệ thống như vậy, “xấu” 🐟không chỉ riêng ở ngân hàng báo cáo và thuyết minh mà còn phản ánh khó khăn ở những ngân hàng liên quan. Việc cơ cấu lại đồng nghĩa với việc gửi cái xấu và khó khăn đó cho tương lai, mà không phản ánh ở tỷ lệ nợ xấu công bố hiện tại.
Tương tự, đã hơn một năm các tổ chức tín dụng đượ꧟c thực hiện cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp khó khăn nhưng có triển vọng phục hồi và trả nợ, theo Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến cuối tháng 4, có 284.400 tỷ đồng được cơ cấu lại theo cơ chế này và điểm chung là được giữ nguyên nhóm.
Một phần nợ xấu thực tế vẫn nằm ở đó, chỉ có điều l🎃à không có tỷ lệ đo lường 🦩cụ thể mức độ xấu đi trong 284.4000 tỷ đồng đến nay như thế nào. Nếu chúng tiếp tục xấu đi sau khi đã được cơ cấu, thì trong tương lai gần các ngân hàng cũng sẽ phải chính thức nhận về.
Theo Vneconomy