Bệnh tim bẩm sinh do di truyền nên không thể phòng ngừa
♔BS.CKI Nguyễn Phạm Thùy Linh, khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh tim bẩm sinh xảy ra khi có bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển của tim trong bào thai, thường là trong 6 tuần đầu của thai kỳ. Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân cần xem xét. Tuy nhiên, môi trường, lối sống của mẹ cũng góp phần tăng nguy cơ gây dị tật tim cho trẻ. Cụ thể như thói quen sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá... hoặc một số loại thuốc chống chỉ định khi mang thai; tiếp xúc với các chất phóng xạ, tia X-quang hoặc sống trong môi trường độc hại; nhiễm các virus Rubella, Herpes, Cytomegalo... trong 3 tháng đầu thai kỳ; mắc bệnh đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống... trong thời gian mang thai. Một số trường hợp không thể tìm thấy nguyên nhân.
ဣVới trường hợp bản thân hay người thân trong gia đình có bệnh tim bẩm sinh, thai phụ cần sàng lọc di truyền, theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cần tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh rubella, cúm trước và khi mang thai; tránh uống rượu, hút thuốc lá; bổ sung đầy đủ axit folic và các loại vi chất thiết yếu trong thai kỳ; trao đổi trước với bác sĩ khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thảo dược và thực phẩm chức năng. Nếu mẹ có bệnh nền đái tháo đường, bệnh hệ thống miễn dịch... cần kiểm soát tốt bệnh nền trước khi mang thai. Ngoài ra, mẹ nên tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Có triệu chứng mới cần tầm soát
ꩲBệnh tim bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số những trường hợp dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy tim, loạn nhịp tim, nhiễm trùng tim, tăng áp động mạch phổi, thậm chí tử vong.
🐻Các dấu hiệu phổ biến của bệnh gồm: thở nhanh, thở mệt, khò khè, tím môi, tím đầu ngón tay-chân, ra nhiều mồ hôi... Thực tế, nhiều trường hợp chỉ phát hiện tình cờ khi khám bệnh hoặc tiêm chủng. Nhiều trường hợp khi phát hiện đã có biến chứng tăng áp phổi, suy tim khiến việc điều trị phức tạp hơn.
🙈BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP HCM, cho biết nhờ sự phát triển của kỹ thuật siêu âm với hệ thống máy móc hiện đại, phần lớn các trường hợp tim bẩm sinh đều có thể phát hiện từ tuần 17-18 thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai cần đi khám đúng lịch để không bỏ sót các cột mốc tầm soát dị tật tim bẩm sinh.
𒉰Bên cạnh đó, tất cả trẻ sinh ra tại BVĐK Tâm Anh được sàng lọc bệnh tim bẩm sinh bằng cách đo độ bão hòa oxy qua da (SpO2) từ 24-48 giờ sau sinh hoặc kết hợp siêu âm tim với trường hợp nguy cơ cao. Đây là thời điểm tốt nhất để chẩn đoán, can thiệp kịp thời một số dị tật tim bẩm sinh nguy hiểm ở trẻ. Việc tầm soát trễ hơn sẽ làm mất cơ hội can thiệp hoặc giảm hiệu quả điều trị, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
🍷"Một số trẻ mắc phải dị tật tim bẩm sinh nặng cần truyền Prostaglandin E1 (PGE1) ngay sau sinh để giữ ống động mạch mở, cho tới khi được can thiệp hoặc phẫu thuật. Nếu không được xử trí ngay sau sinh, trẻ có thể tử vong trước khi phẫu thuật", ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên - Cố vấn phẫu thuật tim, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết.
Phẫu thuật là khỏi bệnh, không cần tái khám lâu dài
🌌Trẻ bệnh tim bẩm sinh nếu được phẫu thuật đúng phương pháp, thời điểm sẽ tăng cơ hội chữa lành, trẻ phát triển khỏe mạnh. Tuy vậy, nhiều bố mẹ thấy con đã được đóng lỗ thông, sửa van tim... thành công, sức khỏe lại ổn định nên bỏ tái khám. Đến khi bệnh tái phát hoặc biến chứng nghiêm trọng mới đưa trẻ đến viện, lúc này hiệu quả điều trị thấp, thậm chí không thể can thiệp.
🌱"Sau phẫu thuật, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt để nhanh hồi phục và tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi sự phát triển của các cấu trúc tim", bác sĩ Viên lưu ý.
Bệnh tim không nên sinh con
🧔Theo bác sĩ Linh, một số bệnh tim bẩm sinh có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên, khi mang thai, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn, thể tích máu và cung lượng tim tăng 30-50%, nhịp tim tăng 10-15 lần/phút và huyết áp giảm đi khoảng 10 mmHg do máu đi trực tiếp đến tử cung. Với thai phụ có bệnh tim bẩm sinh, đây sẽ là gánh nặng cho tim. Do đó, người bệnh cần tham vấn bác sĩ về dự định mang thai để chuẩn bị kế hoạch theo dõi chặt chẽ trước, trong thai kỳ đến ngày sinh.
🦋Các bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi, kiểm soát rối loạn nhịp tim hoặc suy tim. Đồng thời, mẹ nên chuẩn bị nền tảng sức khỏe tốt trước và khi mang thai, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hạn chế stress, vận động và nghỉ ngơi hợp lý..., tạo tiền đề cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Thu Hà
Vào lúc 20h tối nay (15/6), trên fanpage VnExpress꧃ và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh diễn ra chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến "Bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm: Từ tầm soát đến phẫu thuật". ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên - Cố vấn Phẫu thuật tim, Trung tâm Tim mạch, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, TS.BS Cam Ngọc Phượng - Giám đốc Trung tâm Sơ sinh và BS.CKI Nguyễn Phạm Thùy Linh - Bác sĩ khoa Tim bẩm sinh, sẽ giải đáp thắc mắc về bệnh tim bẩm sinh, các phương pháp tầm soát sớm từ trong bào thai, phương pháp can thiệp điều trị ít xâm lấn, giảm đau, mau hồi phục...
Độc giả có thể đặt câu hỏi trực tiếp qua fanpage hoặc gửi tại đây để được chuyên gia giải đáp.