Tên sách: Sài Gòn chuyện đời của phố
Tác giả: Phạm Công Luận
Sách Phương Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành
Tác giả Phạm Công Luận vừa giới thiệu đến bạn đọc cả nước ấn phẩm mới của anh - Sài Gòn chuyện đời của phố. Cuốn sách có 36 bài viết về con người, cảnh vật Sài Gòn. Tác giả, vốn sinh ra ở thành phố này, phác họa về nơi chôn nhau cắt rốn qua những trang v🥂iết đầy tâm huyết kèm những hình ảnh anh dày công sưu tầm. Phạm Công Luận xem đây là món quà đầu xuân cho những ai gửi gắm vào Sài Gòn những kỳ vọng, trăn trở và yêu thương.
Sách được in bằng giấy couché matt với 300 trang đầy hình ảnh và tranh. Trong đó có nhiều hình ảnh xưa chưa công bố. Lật giở từng trang sách, người đọc có thể nhớ về Sài Gòn của một thời, những bìa báo xuân và đĩa nhạc xưa cũ, cội nguồn những tấm ảnh về các diễn viên nổi tiếng nay đã lui vào hậu trường, những sinh hoạt lạ lẫm của "hòn ngọc Viễn Đông" đầu thế kỷ 20, những câu chuyện kiếm sống đầy xúc động trên đường phố Sài Gòn - Gia Định và hồi ức Tết đậm đà thân thương. Các bài viết như: Nhà cổ ven đường, Hồn đô thị, Con đường ký ức, Bìa báo xuân xưa, Nhiếp ảnh gia của nghệ sĩ Sài Gòn, Giai nhân một thuở, Nhà sách ở đường Sabourain, Phương Đông trên chiếc dĩa Tây, Tác giả bức tranh Bình Ngô Đại Cáo, Xe điện Sài Gòn, Bến xe thổ mộ, Xóm ngụ cư, Đẹp xưa… phác nên một Sài Gòn xưa với những gam màu trầm, sâu. Đó là những góc nhỏ, những lát cắt để ghép nên bức tranh thành phố đa dạng sắc màu.
Sài Gòn chuyện đời của phố không chỉ có hoài niệm. Con đường đồ cổ Lê Công Kiều ngay gần chợ Bến Thành sầm uất. Khu phố Tây Đề Thám luôn tấp nập, nhộn nhịp. Hay hình ảnh những người lao động bình thường với những cuộc mưu sinh... đều được kể lại với nhịp sống đương đại. Phạm Công Luận không vẽ nên diện mạo từ vẻ hào nhoáng nằm trong ký ức của tầng lớp trung lưu và thượng lưu mà nằm ở hình ảnh về những người nghèo chăm chỉ kiếm sống lang thang trên hè phố, cày cục kiếm tiền mướt mồ hôi, sôi nước mắt. (đọc thêm: Lời ngỏ của tác giả)
Cuốn sách còn có các câu chuyện kể về𝔍 những giai nhân một thuở, được ông Đinh Tiến Mậu - nhiếp ảnh gia của nghệ sĩ Sài Gòn - miêu tả bằng ảnh đen trắng đẹp và sắc sảo trên các trang: "Nét đẹp rực rỡ của ca sĩ Minh Hiếu, người được mệnh danh là Liz Taylor của Việt Nam, vẻ đoan trang, dịu dàng của Thanh Nga, sang trọng của diễn viên Kiều Chinh, tươi tắn của ca sĩ Thanh Lan, nét bốc lửa của ca sĩ Diễm Thúy... Các ngôi sao 🙈xinh đẹp ngày xưa giờ đã luống tuổi, dấu ấn thời gian phủ trên nhan sắc. Nhiều người không còn nữa chỉ còn đọng lại ánh nhìn của họ trên những tấm ảnh đen trắng hay dăm tờ lịch cũ".
Hay câu chuyện về họa sĩ Duy Liêm, một trong hai họa sĩ trường phái lập thể của miền Nam trước đây. Với gia tài sáng tác đồ sộ ước tính hàng chục nghìn bức họa, ông có một thời tung hoành trên các bìa sách, bìa tờ nhạc, trên tranh gốm và tranh sơn mài và được đánh giá: "đã có công rất lớn trong việc nâng cao và hiện đại hóa cảm quan thẩm mỹ của đại chúng Việt Nam". Hoặc câu chuyện về ngôi trường Nữ công Gia Định bây giờ không ai còn nhớ... Câu chuyện về nghề đóng sách cao cấp từ thờ♏i Pháp thuộc, vắt qua đến giai đoạn nhà sách Khai Trí đứng đầu thị trường sách đẹp.
Gấp cuốn sách lại, người đọc chia sẻ với suy nghĩ của tác giả Đặng Nguyễn Đông Vy, bạn đời của tác giả khi chị mạnh dạn bỏ qua sự e dè việc là người nhà với nhau để nhận xét ấn phẩm của chồng: "Đây là một cuốn sách có giá trị về Sài Gòn và đáng đọc" (đọc thêm: cảm nhận của Đặng Nguyễn Đông Vy)
Bạch Tiên