Thận giúp loại bỏ chất thải ra ngoài và duy trì đủ lượng chất lỏng cho cơ thể. Cơ quan này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu, sản xuất ra các hormone có vai tròꦕ giữ cho huyết áp ổn định. Bên cạnh đó, thận cũng tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D, giúp duy trì sức khỏe hệ xương khớp. Thận bị suy giảm chức năng có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý như sỏi thận, suy thận, nhiễm trùng thận... Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này trong đó, sử dụng thuốc là một trong những nguyên nhân phổ biến. Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây hại cho thận:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thận theo nhiều cách khác nhau. Một số loại có thể tạo ra các tinh thể rắn, kết tủa và làm gián đoạn dòng nước tiểu. Một số khác chứa các chất có thể ảnh hưởng tới tế bào mà thận cố gắng đào thải ra khỏi cơ ౠthể. Những người dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc liều lượng rất cao đều có thể gặp phải một trong số các nguy cơ trên.
Thuốc lợi tiểu
Tác dụng chính của các thuốc lợi tiểu là giúp cơ thể loại bỏ các chất lỏng. Các bác sĩ thường chỉ định thuốc này để điều trị cho người bệnh huyết áp cao và một số bệnh có thể gây sưng, tấy. Tuy nhiên,💮 tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu đôi khi có thể gây ra tình trạng mất nước, gây hại cho thận, đặc biệt nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Dù là những thuốc không kê đơn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, Nuprin), naproxen (Aleve, Anaprox, Naprosyn) hay thuộc nhóm kê đơn, những loại thuốc nà🌃y đều có nguy cơ hại thận nếu ♕người bệnh sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài hoặc quá liều của bác sĩ. Thống kê cho thấy, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn suy thận mạn tính, tỷ lệ này chiếm tới 5% mỗi năm.
Chất ức chế bơm proton (PPI)
Bao gồm Aciphex, Nexium, Prilosec, Prevacid... được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng, loét và trào ngược dạ dày axit. Thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm lượng axit trong dạ dày nhưng ♔các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận và có thể dẫn đến suy th🥀ận.
Các loại thuốc trị chứng ợ nóng khác thuộc nhóm thuốc chẹn H2 như Pepcid, Tagamet, Zantac... 𒅌ít gây ra nguy cơ về thận hơn. Nếu phải dùng PPI thường xu♕yên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét việc chuyển sang một loại thuốc khác có thể tốt hơn cho thận.
Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng không kê đơn 𝓡hoặc theo toa chứa natri phosphat đường uống có thể♛ để lại các tinh thể tại thận, làm giảm chức năng thận hoặc có nguy cơ suy thận.
Nếu thận đã bị tổn thương, một số loại thuốc có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng hoặc dẫn đến suy thận. Khi dùng thuốc điều trị cholesterol hoặc tiểu đường, thuốc kháng acid trị đau bụng hoặc thuốc chống vi trùng như thuốc chống nấm và ൲kháng vi-rút, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong một số trường hợp, dùng liều nhỏ hơn có thể an toàn cho thận và các cơ quan khác trong cơ thể🎶.
Một số loại xét nghiệm hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), các bác sĩ đôi khi sẽ sử dụng thuốc bôi để nhìn rõ hơn một bộ phận nào đó trên cơ thể bạn. Trong số ít trường hợp, những thuốc này có𒆙 thể gây ra các tình trạng khá nghiêm trọng được gọi là bệnh thận do thuốc cản quang (CIN) hoặc bệnh xơ hóa hệ thống thận (NSF). Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước và thông báo tình hình bệnh của bản thân nếu có để có thể đưa ra các xét nghi𝔉ệm khác thay thế.
Bảo Bảo (Theo WebMD)