Theo dõi những bài viết và bình luận xung quanh chủ đề "lương giáo viên" thời gian vừa qua, tôi thấy ngày càng nhiều bậc phụ huynh có thái độ lạnh lùng, vô cảm với nghề giáo. Bản thân tôi cũng là một nhà giáo đang có ý định nghỉ hưu sớm sau nhiều năm gắn bó với bục giảng. Nhưng chính những suy nghĩ đó 🦄của các vị đã củng cố thêm quyết tâm bỏ nghề của tôi và càng khẳng định việc tôi không cho hai con theo nghề của mẹ là sáng suốt.
Nói vậy không phải là tôi ghét công việc của mình. Tôi đã yêu phấn trắng, bảng đen biết bao nhiêu; tôi đã thương học trò nhiều tới mức nào? Dù🍒 vẫn làm việc với trách nhiệm cao nhất, nhưng thú thực, nhiệt huyết trong tôi đã vơi đi nh🀅iều phần. Tại sao vậy?
Học trò của tôi hiện nay không giàu tình cảm, không coi trọng thầy cô như những lứa học trò thế hệ 8x nữa. Dù không muốn so sánh các con nhưng sự thật đáng buồn là vậy. Những người giáo viên như tôi hiểu rõ nhất thực tế ấy sau mỗi lần đứng lớp. Ngay cả các bậc phụ huynh cũng không còn tôn trọng giáo 💮viên và nhà trường như trước nữa.
Thầy cô♎ ngày nay không còn nhiều quyền hạn (kể cả quyền cho điểm đúng năng lực của học sinh) nữa. Thay vào đó, chúng tôi bị giám sát, bị kiểm soát nhiều hơn, không được phép mạnh tay với học sinh hư, làm gì cũng phải để ý thái độ của phụ huynh. Vậy điều ꦯgì sẽ giữ chân tôi ở lại với bục giảng?
Đành rằng, đúng là nơi này, nơi kia vẫn có một số giáo viên thiếu nhân cách, thiếu đạo đức nghề nghiệp, dùng nhiều chiêu trò để "làm tiền" phụ huynh (nâng điểm, dạy th💜êm...). Nhưng đó chỉ là một số rất nhỏ trong đội ngũ nhà giáo chân chính trên khắp đất Việt. Tôi nhìn quanh mình, hàng trăm đồng nghiệp mà tôi quen biết đều xứng đáng gọi bằng danh xưng cao quý "người thầy".
Bản thân tôi cũng là một giáo viên dạy giỏi từ vài chục năm nay. Tôi tự hào về danh hiệu của mình không phải chỉ vì trình độ chuyên môn, mà còn vì tư cách nhà giáo luôn giữ vững suốt những năm đi dạy. Tôi chưa từng 💦dạy thêm, chưa từng làm gì trái lương tâm nhà giáo.
>> Dùng quỹ phụ huynh của lớp mua quà tặng thầy cô
Có nhiều người nhìn nhận những món quà tặng thầy cô trong những dịp lễ lớn như 20/11 là một thứ gì đó xấu xa, đáng hổ thẹn. Họ cho rằng giáo viên pꦿhải có nghĩa vụ dạy học vì đó cũng là một, nghề, học sinh và phụ huynh chẳng việc gì phải quà cáp cảm ơn hay tri ân thầy cô. Tôi thấy buồn trước những tư tưởng ấy.
Tôi có nhận quà của gia đình học sinh, nhưng dẫu món quà to nhất có giá trị 500.000 đồng, cho đến món bé nhất chỉ là bó lá xông mà học sinh đem tới,✱ thì tôi vẫn thấy mình xứng đáng được nhận nhiều hơn thế sau tất cả những nỗ lực, 🐼tâm huyết chăm sóc, dạy dỗ, thậm chí kéo các con từ vũng lầy tệ nạn trở lại con đường đúng đắn, bồi dưỡng nhân cách, định hướng nghề nghiệp và luôn dang tay giúp đỡ khi học trò gặp khó khăn...
Theo các bạn, nếu không có món quà của phụ huynh (tổng trị giá khoảng 5-6 triệu đồng một năm) thì tôi có thể sống đàng hoàng được không? Thật nực cười khi cười ta đánh đồng tất cả những giáo viên nhận quà của phụ huynh học sinh là không đứng đắn, thiếu tư cách nhà giáo. Người ta đã quên mất những công sức, hy sinh mà người thầy đã dành cho học trò suốt cả năm trời. Việc nhận lại một món quà tri ân vào ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam liệu có phải thứ gì đó đáng bị lôi ra dè bỉu? Làm vậy có công bằng với người giáo viên không?
Trăm thứ nghề, hỏi nghề gì bạc nhất? Tôi ngh⛎ĩ các bạn đã có câu trả lời.
GDCD
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.