Với người chơi thể thao, chấn thương là điều rất khó tránh khỏi. Trong đó, chấn thương dây chằng là loại tổn thương phổ biến, gây sưng đau, làm giảm tầm vận động của người chơi. ThS.BS Trần Anh Vũ (Trưởng đơn vị Y học thể thao - Trไung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho biết, một số trường hợp không nghỉ ngơi kịp thờ🐎i hoặc điều trị sai cách có thể dẫn đến đứt dây chằng, mất vững khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế và không thể chơi các môn thể thao yêu thích.
Dưới đây là một số môn thể thao dễ gây đứt, rách 🌞dây chằng, nhất là dây chằng chéo trước nên người chơi cần lưu ý.
Đá bóng
Theo ThS.BS Trần Anh Vũ, khi đá bóng, chuyển hướng đột ngột là nguyên nhân hàng đầu làm dây chằng bị tổn thương. Dây chằng không phải là sợi dây có t💞ính đàn hồi vô hạn. Vì thế, khi vận động mạnh và lâu, dây chằng sẽ bị căng quá mức. Khi không được nghỉ ngơi để phục hồi trạng thái ban đầu, chúng sẽ luôn trong tình trạng căng thẳng quá mức, rất dễ bị tổn thương.
Khởi động được xem là điều bắt buộc với người chơi đá bóng, nhất là với cầu thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khâu chuẩn bị này lại bị bỏ qua. Không khởi động hay khởi động không kỹ trước khi chơi đá bóng sẽ khiến cho dây chằng không kịp chuy♏ển từ trạng thái nghỉ sang vận động đột ngột. Điều này làm tăng gấp đôi nguy cơ ꦅbị chấn thương như giãn hay đứt dây chằng.
Với cầu thủ, dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Đủ dinh dưỡng giúp cơ thể phục hồi và phát triển cơ bắp, dây chằng. Thiếu dưỡng chất cần thiết như collagen, canxi, đạm có khꦬả năng gây nhiều trở ngại cho quá trình phục hồi dây chằng.
Chạy bộ
Hội chứng dải chậu chày là chấn thương rất thường gặp ở người chạy bộ. Dải chậu chày là một dải xơ dày chạy từ mào chậu đến mặt trước đầu trên xương chày, được tạo thành từ phần chuyển tiếp của gân cơ mông to và cơ căng mạc đùi. Dải chậu tương đối mỏng, giống như một lưỡi dao chạy dọc mặt ngoài đùi tới b🎶ám vào phần ngoài của gối, nối khung chậu với đầu gối. Chức năng chính là gập, xoay khớp háng, duỗi khớp gối.
Chạy trên đường dài, mặt đất gồ ghề, đi xuống dốc, đi giày đế mòn hoặc người chạy có phần hông yếu là các💧 nguyên nhân gây ra hội chứng dải chậu chày. Dây chằng bị cọ sát vào xương đầu gối, dẫn tới tình trạng sưng viêm, cơn đau xuất hiện ở mặt ngoài đầu gối.
Ngoài ra, người chạy bộ cũng rất dễ🐟 mắc phải tình trạng bong gân mắt cá chân. Khi chạy, bạn không điều khiển được tư thế chạy. Mắt cá chân bị trật khi người chạy cuộn, xoắn hay xoay khớp đột ngột làm kéo giãn hay🔯 xé rách các dây chằng giữ xương mắt cá nằm đúng vị trí.
Đạp xe
Tương tự chạy bộ, nếu không cẩn thận, người tập xe đạp cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng dải chậu chày. Tình trạng này thường xuất hiện ở người thường xuyên gập đầu gối 30 độ. Ngoài ra, khi tập luyện quá sức, chở vật nặng 💃và tư thế đạp xe có thể gây bong gân mắt cá chân. Khi đó, hệ thống cơ và dây chằng bị giãn ra, gây lỏng lẻo ở vùng khớp, tổn thương dꦉẫn tới sưng tấy đau đớn.
Bóng rổ
Bóng rổ là môn thể thao đòi những động tác dừng, đi và cắt rộng diễn ra liên tục. Các động tác này đều rất dễ tổn thương cho dây chằng và sụn chêm ở đầu gối. Tổn thương dây chằng bên trong là tình trạng thường gặp sau một tác động mạnh vào bên ngoài đầu gối. Tổn thương dây chằng chéo trước nghiêm trọng hơn, do sự thay🐼 đổi đột ngột về h꧙ướng và tiếp đất sai cách sau các cú nhảy.
Việc di chuyển, bật nhảy liên tục, đảo bóng, chuyển hướng đột n🐻gột với tốc độ cao trong bóng rổ còn làm gân Achilles dễ bị tổn thương, thường dẫn tới viêm, thoái hóa hay làm suy yếu gân. Gân Achilles là một khu vực tương đ🦹ối ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót khoảng 3-6 cm, thường dễ bị tổn thương viêm tại điểm bám gân, viêm quanh gân, viêm giữa gân, xơ gân hay đứt gân.
Bóng chuyền
Những động tác đánh bóng, đỡ bóng khiến ngón tay, cổ📖 tay của người chơi bóng chuyền luôn phải liên tục hứng trọn áp lực lớn. Tình trạng này khi diễn ra trong thời gian dài rất dễ gây chấn thương dây chằng hay khiến dải mô bị kéo căng quá mức, thậm chí có thể dẫn tới rách dây chằng. Khi chơi bóng chuyền, khớp gối hay cổ chân bị xoắn quá mạnh có thể gây chấn thương dây chằng ở chân, có thể gây bong gân, đứt dây chằng.
Quần vợt
Chấn thương khuỷu tay (hội chứng tennis elbo🍸w) thường gặp nhất ở người chơi quần vợt. Đây 🌊là tình trạng khối gân ở xương cánh tay bám vào mỏm cầu lồi bị tổn thương và viêm.
Nguyên nhân do quá tải các hoạt động lặp đi lặp lại như giao bóng, phát bóng phải hay trái với động꧙ tác vặn và xoắn khuỷu tay, cổ tay; chuyển động vặn về phía sau🙈 khi phát bóng hay đỡ bóng dài. Hiện tượng quá tải này thường gặp ở người mới chơi vì cơ thể chưa có sự phối hợp nhịp nhàng trong khi di chuyển thân người cùng cánh tay, cẳng tay, đùi và cẳng chân.
Với người chơi quần vợt chuyên nghiệp, nguyên nhân gây ra hội chứng này do sử dụng quá mức vùng kꦫhuỷu tay khi tập luyện mà không có sự chuẩn bị tốt trước đó. Người chơi sẽ bị đau vùng mặt ngoài khuỷu hay cảm giác nóng khi nắm chặt tay, xoay ngoài hay xoay tròn khớp khuỷu, lắc cẳng tay.
Sơ cứu khi bị chấn thương dây chằng
ThS.BS Trần Anh Vũ cho biết, khi bị chấn thương dây chằng, bạn cần dừng cử động và thực hiện sơ cứu trong vòng 48 giờ. Bởi thời điểm "vàng" trong điều trị dây chằng bị đứt rách là các mạch máu vẫn còn, bác sĩ có thể nối và tái tạo dây chằng mà vẫn🐼 giữ được điểm bám vững chắc của nó trên xươ𒁏ng.
Bạn cần hạn chế các cử động để kh🌼u vực bị tổn thương được nghỉ ngơi đến khi cơn đau thuyên giảm. Chườm lạnh tại vị trí bị chấn thương càng sớm càng tốt, thực hiện 4-8 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút, giúp giảm sưng. Sau 2 ngày chườm lạnh có thể chuyển sang ngâm nước ấm. Cố định khớp bằng những loại băng vải có độ đàn hồi cao khoảng 2 ngày, nâng hay kê cao vùng chấn thương so với tim để giảm tình🦂 trạng sưng phù. Bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề...
Tránh sử dụng rượu, xoa cao nóng vào vị trí bị tổn🌺 thương dây chằng. Vì các chất gây nóng sẽ làm chảy máu mạnh hơn, troꦦng khi tổn thương dây chằng cần sử dụng các thuốc gây lạnh, làm giảm đau tại chỗ. Nếu xoa dầu nóng, rượu, cao xoa vào nơi tổn thương dây chằng có thể dẫn tới teo cơ, cứng khớp sau này.
Với trường hợp chấn thương dây chằng ở mức độ vừa và nặng (kh♉ớp bị sưng nhiều, mất vững, mất vận động), ngoài giảm đau bằng chườm đá và kê cao chân, bạn cần phải tuyệt đối bất động, Sau đó, kêu gọi sự hỗ trợ từ những người xung quanh để được đưa đến bệnh viện.
Ngọc An
Vào lúc 20h ngày 4/11, ThS.BS Trần Anh Vũ (Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Trưởng đơn vị Y học thể thao) và BS.CKI Phạm Qu🍸ang Thanh Long (Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình) sẽ tư vấn về chủ đề "Dây chằng nhân tạo" trực tiếp trên Fanpage/YouTube Bệnh vi൩ện Đa khoa Tâm Anh, Fanpage/YouTube Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh, Jex - Chuyên gia cơ xương khớp, Nutrihome - Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động.
Hai chuyên gia chấn thương chỉnh hình s༒ẽ t🦄rả lời trực tiếp thắc mắc về dây chằng nhân tạo (LARS) và những phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng; tư vấn chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp thời dịch.