Đều đặn thứ 2-4-6 hàng tuần, chị Mai, nhà ở Tiền Giang, đến khoa Nội thận - Lọc máu, ꦍBệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chạy thận 4 tiếng (từ 7h đến 11h). Trong lúc điều dưỡng thực hiện các bước chuẩn bị, chị Mai ngồi xem tivi, nhâm nhi ꧂cà phê sữa đá - thức uống không thể thiếu mỗi sáng. Chị đặt suất ăn của bệnh viện để ăn vào giữa buổi.
Hai ống dây dẫn trên cánh tay trái của chị Mai kết nối với máy chạy thận nhân tạo. Chị bấm nút điều khiển đầu giường hạ thấp xuống để nằm thoải mái, dễ ngủ hơn. Chị xem 4 tiếng ở đây là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, giảm căng thẳng từ công việc. Sau buổi chạy thận, ch🃏ị dành trọn thời gian cho công việc, chăm sóc gia đình, gặp gỡ bạn bè... với thể trạng sức khỏe, tinh thần tốt hơn.
Nhìn sắc mặt tươi tắn, ít ai nghĩ chị Mai đã chạy thận nhân tạo hai năm nay. BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Thùy, khoa Nội thận - Lọc máu, nhận xét chị Mai luôn tràn đầy năng lượng, vui vẻ, lạc quan và tuân thủ điều trị nên cácไ 🧸chỉ số sức khỏe hiện rất ổn định.
Chị Mai phát hiện mắc suy thận mạn 4 năm trước do huyết áp cao bất thường, có lúc lên 200/100 mmHg. Sau hai năm điều trị bảo tồn chức năng thậnꦦ, chị chuyển sang chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống, chờ đến ngày được ghép thận.
8 tháng đầu chạy thận, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, ngứa, ăn không ngon khiến chị không thể làm việc, kể cả nội trợ. Hoang mang không biết sống được bao lâu cộng thêm cảm giá𒆙c là gánh nặng của gia đình khiến tinh thần chị suy sụp.
Được người nhà, bạn bè, đồng nghiệp động viên và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, sức khỏe thể chất và tinh thần chị dần phục hồ👍i. "Bạn bè đều không tin tôi đang phải chạy thận", chị Mai chia sẻ.
Ở mဣột giường khác, bà Quy, 63 tuổi, ngụ TP HCM, trò chuyện vui vẻ với điều dưỡng đang theo dõi và ghi nhận thông số trên máy chạy thận nhân tạo. Đây là công việc được thực hiện mỗi 30 phút. Trên chiếc bàn nhỏ cuối giường có đặt một cà mèn cơm do bà Quy tự nấu. Bữa hôm nay của bà có cá diêu hồng bỏ da hấp và bông cải xanh luộc nhừ được chế biến theo hướng dẫn của báꦯc sĩ.
Bà Quy suy thận mạn giai đoạn cuối sau nhiều năm cao huyết áp, chạy thận gần 10 năm. Để tiện đưa đón, chăm sóc mẹ, con tꦰrai cả đón bà về ở♋ chung. Vốn tính luôn chân luôn tay, lúc không đến bệnh viện chạy thận, bà quán xuyến mọi việc nội trợ trong nhà như đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp, giặt quần áo, chăm sóc cây hoa... Bà làm vừa sức, thấy khỏe thì làm, mệt thì nghỉ.
Bác sĩ Thùy cho hay lọc máu (gồm chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng) không chữa khỏi bệnh nhưng có thể giúp người bị suy thꦇận mạn duy trì sức khỏe cho đến khi được ghép thận hoặc cả đời. Tùy tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp lọc máu nào phù hợp với từng người bệnh. Theo thống kê từ Hội Lọc máu Việt Nam, chiếm 74,4%, lọc màng bụng 1,9%.
Theo bác sĩ Thùy, nhờ những kỹ thuật tối tân như thẩm tách máu HDF online sử dụng màng lọc hiệu quả cao hay công nghệ xử lý nước RO (thẩm thấu ngược), các phương pháp chạy thận nhân tạo hiện đại mang lại nhiều ưu điểm. Người bệnh ít gặp tác dụng phụ như tụt huyết áp, 🌌mệt mỏi, ngứa, sạm da, chuột rút, buồn nôn và nôn, mất ngủ, nhức đầu; giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thiếu máu, bệnh về xương.
Tinh thần lạc quan đóng vai trò rất lớn giúp người bệnh có kết quả chạy thận tốt hơn, kéo dài sự sống và tăng chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên 239 người🐬 bệnh suy thận đã chạy thận nhân tạo trung bình khoảng 3 năm, cho thấy người có tinh thần lạc quan, vui vẻ thì nguy cơ phải nhập viện thấp hơn, tình trạng sức khỏe tốt hơn so với người suy sụp,♐ bi quan.
Bác sĩ Thùy cho hay nếu 🐭tuân thủ phác đồ điều trị, biết cách chăm sóc sức khỏe, giữ tinh thần lạc quan và chế độ dinh ♋dưỡng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể sống trên 10 năm.
Với chị Mai, ngoài việc sắp xếp thời gian cố định cho 3 buổi chạy thận mỗi tuần, cuộc sống không thay đổi nhiều so với trước khi phát hiện bệnh. Chị không 🀅nghĩ mình còn sống được bao lâu mà chọn cách thích nghi, điều chỉnh cuộc sống theo tình trạng bệnh để vừa đảm bảo phác đồ điều trị, vừa sống vui vẻ bên gia đình.
"Kể 🎃cả nếu không được ghép thận, phải chạy thận cả đời, tôi vẫn may mắn vì bệnh thận có biện pháp can thiệp", chị Mai chia sẻ.
Bà Quy cũng cho hay nhờ chạy th✱ậꦜn, bà sống vui vẻ, đủ sức chăm sóc cho con cháu, thấy mình sống có ích.
Để đảm bảo sức khỏe duy trì cuộc sống, bác sĩ Thùy khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ như chạy thận đúng và đủ lịch, uống thuốc đúng giờ và đủ liều, tham khảo ý ꩵkiến bác sĩ khi dùng thuốc khác, đến bệnh viện ngay khi có vấn đề sức khỏe bất thường.
Thắng Vũ
* Tên nhân vật đã được thay đổi
20h ngày 29/2, chương trình tư vấn trực tuyến "Suy thận: lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo" được phát sóng trên fanpage VnExpress. Các bác sĩ chuyên kh🌺oa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM tham gia gồm TTƯT.BS.CKII Tạ Phương Dung, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Thùy. Độc giả đặt câu hỏi để được tư vấn. |