Thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đến đầu tháng 5, toàn quốc có 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ 2023. 🥂Bệnh xuất hiện chủ yếu tại một số tỉnh, thành như: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Na🍌m Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
TP Hà Nội liên tiếp ghi nhận ca mắc từ đầu năm đến ngày 1/6. Tổng tích lũy ca bệnh trong năm là 98. Riêng tuần qua (26/5-1/6) có thêm 14 ca mắc. Đặc điểm của các ca này là mắc tản phát, không ghi nhận ổ dịch. CDC Hà Nội cho biết thời gian tới có thể xuất hiện rải rác trường hợp mắc ho gà, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa tiêm đầy đủ🌞.
Theo bác 🔯sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Hệ thống tiêm chủng VNVC, các số liệu trên cho thấy ho gà có xu hướng tăng trong năm nay. Mầm bệnh hiện lưu hành trong cộng đồng, có thể lây lan thành dịch. Trong bối cảnh này, bác sĩ Chính khuyến cáo 5 nhóm người dưới đây nên chủ động tiêm phòng.
Phụ nữ mang thai
Trẻ 0-2 tháng tuổi chưa thể tiêm vaccine nên có nguy cơ cao mắc bệnh. Bác sĩ Chính khuyên phụ nữ mang thai chủ động tiêm chủng để truyền kháng thể cho con trong quá trình mang bầu và choಞ bú.
Hiện mũ𒀰i ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván có thể tiêm cho thai phụ. Thời điểm tiêm chủng tốt nhất là trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ. Vaccine đồng thời có tác dụng bảo vệ phụ nữ trong thai kỳ.
Trẻ từ hai tháng tuổi
Theo bác sĩ Chính, trẻ càng nhỏ tuổi, nguy cơ biến chứng nặng và tử vong do ho gà càng tăng cao, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới một tuổi. Các biến chứng có thể kể đến gồm viêm phổi, phế quản, não, chảy máu nội💃 sọ, bệnh não cấp... Ngoài ra, cơn ho vẫn có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng sau khi khỏi, khiến trẻ ăn uốඣng kém, suy dinh dưỡng dẫn đến thấp còi, kém hoạt bát như bạn đồng trang lứa.
Vaccine phòng ho gà được khuyến cáo chủng ✅ngừa cho trẻ từ hai tháng, có thể tiêm sớm từ 6 tuần. Ở giai đoạn này, lượng kháng thể nhận từ mẹ giảm dần, cần bổ sung miễn dịch bằng vaccine. Liệu trình 4 mũi, hoàn thành trước hai tuổi.
Tuổi học đường
Trẻ em đang đi học cũng có nguy cơ cao mắc ho gà do miễn dịch từ vaccine tiêm lúc nhỏ giảm dần theo thời gian. Môi trường🐓 lớp học đông người cũng góp phần làm tăng tỷ lệ mắc.
Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh ở thanh thiếu niên thường không đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với ho thông thường. Trẻ còn có thể mang mầm bệnh về nhà lây♓ cho những người khác.
Độ tuổi tiêm nhắc tốt nhất đối với trẻ đi học là 4-6 và 9-15. Trẻ có thể tiêm vaccine như 4 trong 1 (phòng🍬 ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt𒈔); 3 trong 1 (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván).
Người chăm sóc trẻ em
Giáo viên, thành viên trong gia đình, nhân viên y tế... chăm sóc, gần gũi với trẻ cũng cần tiêm chủng để ngăn mầm bệnh lây lan. Mỗi người lớn chỉ cần tiêm một mũi vaccine tần suất 10 ♏năm một lần.
Người già và có bệnh nền
Hệ miễn dịch lão hóa theo tuổi tác hoặc suy giảm khi mắc bệnh mạn tính khác như tiểu đường, suy thận, phổi tắc nghẽn mạn tính... Ho gà làm tăng nguy cơ biến chứng, tử vong. Bệnh cũng khiến các bệnh nền nói trên nặng nề hơn. Bác sĩ Chính khuyên nhóm này cần tiêm ngừa một mũi, duy trì tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.
Gia Nghi