BS.CKI Hoàng Đình Thành (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh), cho biết nhiễm trùng đường ruột nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm 🎃trọng như mất nước, suy thận cấp, chảy máu đường ruột, thiếu máu... thậm chí tử vong. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng đường ruột, song những người có nguy cơ cao mắc bệnh này như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công. Tiêu chảy do nhiễm trùng gây ra nhiều ca tử vong ở trẻ em trên thế giới.
Do hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa♕ suy yếu nên người cao tuổi cũng dễ bị tổn thương do vi khuẩn, virus, ký sinh tr๊ùng. Bên cạnh đó, người sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển và lây lan nhanh chóng.
Thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh để đọc báo, chơi game, kiểm tra email, xử lý công việc... cũng khiến nhiều người mắc phải tình trạng nhiễm trùng đường ruột. Sau khi vệ sinh, nếu bạn cầm ngay điện thoại mà tay chưa được rửa sạch cũng dễജ làm lây lan vi khuẩn.
Theo bác sĩ Thành, những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột chủ yếu đến từ vi khuẩn như e.coli (có t🍌rong ruột của người và động vật), salmonella (do ăn thịt gia cầm, thịt gia súc, trứng chưa được nấu chín); virus như virus noro (trong nguồn nước hoặc thực phẩm ô nhiễm), virus rota (do chạm vào đồ vật nhiễm virus sau đó đưa tay lên miệng mà không vệ sinh); ký sinh gây nhiễm trùng đườꦅng ruột như giardia...
Người có thói quen luôn đem theo điện thoại bên mình, ngay cả kh🀅i đi vệ sinh dễ bị nhiễm các loại vi trùng như salmonella, e.coli, clost🃏ridium difficile... Đây là nguyên nhân gây ra những vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, viêm đường ruột, nhiễm trùng máu, suy thận, thậm chí tử vong.
Bác sĩ Thành cho biết thêm, các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số dấu hiệu điển hình gồm đau bụng, chuột rút, buồn nôn, sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, đau đầu, có máu trong phân. Người bệnh cần khám ngay khi những triệu chứng tăng dần như sốಞt cao, đau bụng dữ dội, xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân, tiêu chảy kéo dài hơn 2-3 ng🦩ày, xuất hiện dấu hiệu mất nước...
Phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ dưới 3 tháng tuổi đến bệnh viện sớm nhất có thể nếu thấy biểu hiện mất nước (không đi tiểu, mặt nhợt nhạt, mắt trũng, tay chân lạnh hoặc rất cáu kỉnh), đau bụng dữ dội, sốt, không bú mẹ. Trẻ mới biết đi cần thăm khám bác sĩ khi thấy các dấu hiệu như tiêu chảy liên tục không khỏi, xuất hiện máu trong phân, sút cân bất t🅘hường.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột, mọi người cần rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chạm vào vật nuôi; rửa tay trước và sau khi chạm vào thực phẩm; tránh ăn thịt hoặc trứng chưa chín (trứng chần); uống nước đun sôi để nguội; không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Gia đình nên vệ sinh ga giường, mền gối thường xuyên; làm sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm (nhà vệ sinh, mặt bàn, điều khiển, tay nắm cửa...). Khi chế biến thức ăn, người nội trợ nên tách riêng thịt sống, hải sản꧙, thịt gia cầm và trứng ra khỏi các loại thự༺c phẩm đã chế biến.
Khi đi du lịch, nếu đến những nơi không đảm bảo về vệ sinh nguồn nước và thực phẩm✱, du khách nên sử dụng nước đóng chai để uống và đánh răng; hạn chế uống đồ có đá; chọn thực ph🌳ẩm đã được nấu chín, phục vụ nóng. Thực phẩm tươi sống hoặc chưa được nấu chín, nhất là thịt, hải sản; salad tươi, trái cây gọt vỏ, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng cần tránh.
Người lớn cần từ bỏ thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh, nhấ♈t là nhà vệ sinh công🏅 cộng; không nên dùng điện thoại khi ăn vì có thể mắc nhiều bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường miệng.
Hoàng Trang