Thạc sĩ, bác sĩ Trần Duy Hưng, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết ngưng thở khi ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ gây ra bởi tình tr🌃ạng ngừng thở thường xuyên trong khi ngủ. Bệnh có ba dạng chính là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA) và ngưng thở khi ngủ hỗn hợp.
Trong đó, CSA xảy ra khi não không gửi tín hiệu cần thiết để thở, ảnh hưởng đến cách não kiểm soát đường thở và cơ ngực trong khi ngủ. OSA xuất hiện lúc đườn💛g hô hấp trên bị tắc nghẽn nhiều lần trong khi ngủ, làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn luồng không khí đi vào phổi, khiến oxy trong máu sụt giảm. Thời gian ngưng thở hoặc giảm thở thường kéo dài trên 10 giây, sau đó người bệnh có thể tỉnh giấc, ngạt thở, thở gấp.
Hầu hết người bệnh đều có các triജệu chứng ngáy to, mệt mỏi sau khi thức dậy, buồn ngủ vào ban ngày, bồn chồn, ꧂đau đầu, mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
Theo bác sĩ Hưng, người bệnh c🐭ó nguy cơ gặp tai nạn trong sinh hoạt hoặc giao thông nhiều hơn gấp 6-7 lần so với người không bị ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này còn gây ra nhiều hệ lụy như suy giảm khả năng tình dục, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, ung thư, 🍰đột tử trong đêm. Dưới đây là những người dễ gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Người già từ 60 tuổi trở lên có nhiều thay༒ đổi về giải phẫu, sinh lý và miễn dịch khiến toàn bộ hệ hô hấp suy yếu. Đường thở và hệ thống mạch máu kém linh hoạt, các phế nang có nhiệm vụ trao đổi khí oxy - carbon dioxide trong máu bắt đầu giãn nở, làm giảm hiệu quả hô hấp.
Những thay đổi tự nhiên của cơ thể do quá trình lão hóa làm giảm dung tích phổi, cơ bắp yếu đi. Khung xương sườn trở nên cứng hơn do vôi hóa làm khả năng giãn nở lồng ngực khi hít vào kém dần, điều hòa hơi thở khó khăn. Mô phổi mất⛎ tính đàn hồi làm đường thở bị thu hẹp, chức năng phổi giảm dầ💯n.
Sức mạnh cơ hô hấp 💦yếu đi khiến người cao tuổi khó loại bỏ dị vật, chất gây dị ứng, dịch nhầy để khai thông đường thở. Khả năng đáp ứng với một số loại thuốc điều trị bệnh hô hấp ở người già không tốt như thời trẻ. Từ đó, khả năng tắc nghẽn đường thở khi ngủ ở người trong tuổi này thường cao hơn so với người trẻ.
Thừa cân, béo phì làm chất béo tích tụ ở cổ, xung quanh lưỡi và vòm miệng, từ đó giảm trương lực cơ trong cổ họng, khiến đường thở bị thu hẹp, tắc nghẽn dẫn đến ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Tình trạng béo bụng khiến cơ hoành đẩy lên trên, chèn ép lồng ngực, tăng áp lực phổi, làm giảm lư🌌u thông không khí trong cơ quan này.
Uống bia rượu thường xuyên khiến nhịp thở chậm, hơi thở nông hơn bình thường, giảm khả năng thở. Ethanol trong bia rượu gây rối loạn và ức chế hoạt động của hệ thầဣn kinh trung ương, khiến mô và cơ vùng cổ họng giãn ra và chùng xuống. Từ đó đường dẫn khí hẹp, cản trở lưu thông khí ra vào hầu họng, gây ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
Hút thuốc lào, thuốc lá, xì gà... làm kích ứng viêm, sưng nề đường thở. Hóa chất trong khói t♍huốc gây độc tế bào, khiến phế nang mất tính đàn hồi, thu hẹp dung tích phổi, cản trở không khí di chuyển trong đường hô hấp. Nicotine làm tê liệt lông chuyển, cản trở chức năng loại bỏ chất nhầy, chất độc tích tụ trong phổi.
Bác sĩ Hưng dẫn ra nghiên cứu thuộc Ủy banꦉ Kiểm soáไt Hiệp hội Hô hấp châu Âu cho thấy người hút thuốc có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao gấp đôi so với người không hút thuốc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ phát triển tình trạng này nếu bố mẹ hút thuốc trước, trong và sau thai kỳ.
Lười vận động tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Điều này dễ dẫn tới tình trạng ngưng thở khi ngủ nhiều hơn so với người có cân nặng hợp lý. Tập thể dụng vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần một tuần giúp tăng cường chức năng phổi, tăng lưu lượng oxy, cải thiện trương lực cơ toàn thân, giảm ngủ ngáy và nguy cơ ngư🃏ng thở khi ngủ.
Mắc bệnh lý mũi, họng như tắc nghẽn mũi mạn tính, sưng viêm amidan, dị hình cấu trúc mũi họng như phì đại amidan, lệch vách ngăn mũi, lưỡi to, vòm khẩu cái mềm mở rộng, hẹp hầu bên, màn hầu thấp, bất thường giải phẫu vùng hàm mặt ở trẻ có dị tật bẩm sinh... làm thu hẹp đường thở. Những người bệnh n💖ày thường c💟ó nguy cơ cao ngưng thở khi ngủ.
Tiểu đường type 2 thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc ngư🦂ng thở khi ngủ do tắc n♏ghẽn. Lượng oxy trong máu hạ thấp, việc kiểm soát đường máu khó khăn, dẫn tới cao huyết áp, bệnh tim hoặc đột tử.
Tiền sử gia đì꧙nh bị ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này. Theo bác sĩ Hưng, một dạng ngủ ngáy do CSA ít gặp là hội chứng giảm thông khí trung ương bẩm sinh (CCHS) có liên quan đến đột biến gene PHOX2. Một số loại gene di truyền được chứng minh liên quan đến OSA như angiopoietin-2 (ANGPT2), phân nhóm thụ thể Prostaglandin E2 EP3 (PTGER3), thụ thể axit lysophos𒁃phatidic 1 (LPAR1), thụ thể G-protein (GPR83), β-giamin 1 (ARRB1)...
là tình trạng nguy hiểm. Song, hầu hết các trường hợp mắc bệnh không thể tự nhận biết. Hội chứng này có thể điều trị bằng máy thở áp lực dương CPAP. Thiết bị duy trì áp suất dương không đổi ở đường hô hấp trên thô✅ng qua một mặt nạ nhỏ áp vào mũi hoặc mũi và miệng. Bằng cách mở rộng đường thở thông qua nẹp khí, CPAP giúp nౠgăn ngừa hẹp hoặc xẹp đường hô hấp trên trong khi ngủ, tăng trao đổi khí trong phổi, tăng nồng độ oxy máu.
Trường hợp mắc bệnh do các bệnh mũi xoang, miệng họng, hô hấp, cần điều🔯 trị triệt để những bệnh lý này. Nếu không dung nạp với máy thở hoặc ngưng thở khi ngủ do những bất thường về cấu trúc mũi họng..., người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật như cắt amidan, nạo VA, tạo hình vùng hầu họng, lưỡi gà.
Trịnh Mai
Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |