Đi tiểu là nhu cầu🐓 của mỗi người nhưng đôi khi do hoàn cảnh phải nhịn tiểu. Trường hợp nhịn tiểu trong thời gian ngắn cho đến khi có thời gian và địa điểm để đi sẽ không có hại. Tuy nhiên, nhịn tiểu trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, điển hình là nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhịn tiểu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến nước tiểu đọng lại trong bàng quang làm tăng sự phát triển của vi khuẩn. Hơn nữa, tình trạng tích trữ nước tiểu quá nhiều sẽ khiến bàng quang và các cơ vòng bên ngoài bị kéo căng dẫn đến nước tiểu rò r𒈔ỉ ra ngoài gây nhiễm trùng các cơ quan của đường tiết niệu.
Một số người tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu lại không đáng kể. Đây có thể là do một tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu nếu kèm theo cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Khi gặp vấn đề với việc đi vệ sinh quá nhiều, hãy đi khám để xác định nguyên nhân. Trong một số trường hợp, bỏ qua cảm giác muốn đi tiểu trong thời gian dài có thể là một phần của quá trình phục hồi bàng quang. Nếu không cần thiết phải đi ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtiểu thường xuyên, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên nhịn tiểu để bàng quang có thể phục hồi chức năng. Điều quan trọng là một khi đã thực sự muốn đi vệ sinh, hãy thực hiện ngay lập tức.
Bàng quang của con người chỉ chứa được lượng nước tiểu tương đương từ 1,5 đến 2 cốc nước. Khi nào bàng quang đầy nước tiểu phụ thuộc vào một số yếu tố, nên không có quy tắc nào về việc mọi người có thể nhịn tiểu bao lâu. Tuy nhiên, thống kê cho thấy đa số mọi người thường đi v🌌ệ sinh cách quãng 3-4 giờ. Khoảng thời gian này cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào liều lượng và loại chất lỏng mà một người dung nạp. Uống nước liên tục trong thời gian ngắn hoặc uống đồ uống có caffein có thể gây ra cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.
Những cách giúp cầm tiểu
Khi cần nhịn tiểu trong thời gian ngắn hoặcꩵ trong trường hợp cấp bách, hãy sử dụng một hoặc nhiều biện pháp dưới đây:
Duy trì tư thế thoải mái: Gây áp lực lên vùng bụng, đặc biệt là bàng quang, có thể gây ra cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn. Hãy duy trì tư thế ngồi hoặc đứng với hai chân b📖ắt chéo vào nhau, giữ lưng thẳng để giảm áp lực lêไn bàng quang.
Giữ ấm cơ thể: Quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến bạn cảm thấy muốn đi vệ sinh hơn. Trong đó, hầu hế🌌t nguyên nhân quá lꦓạnh sẽ làm tăng cảm giác buồn tiểu hơn. Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể lúc đó có thể giúp nhịn tiểu hiệu quả.
Hạn chế di chuyển, lắc lư: Những hoạt động này có thể làm tăng cảm giác phải đi vệ sinh và thậm chí có thể gây rò rỉ nước tiể��u trong một số trường hợp. Hạn chế vận động cũng là cách giúp bàng quang thoát khỏi tình𒁃 trạng ứ đầy.
Đánh lạc hướng suy nghĩ: Thiền hoặc hít thở sâu có thể giúp đánh lạc hướng sự khó chịu của bàng quang trong một thời gian ngắn. Hoặc đơn giản là trò chuyện với ai đó, chơi trò chơi, đọc sꦫách để tâm trí không nghĩ về việc đi vệ sinh.
Nếu đang mắc tiểu mà không đi đượcജ, hãy tránh uống thêm nhiều nước, uống caffein hay rượu, không nên cố gắng tiểu ra một chút, hạn chế di chuyển, đi lại xung quanh, tránh ăn đồ ăn chua cay, ho, hắt hơi hay cười đùa.ꦇ..
Dù nhịn tiểu không hẳn là một nguy cơ sức khỏe, tốt nhất nên có thói quen đi tiểu ngay có thể để duy trì sức khỏe bàng quang. Khi cảm thấy buồn tiểu liên tục dù lượng nước tiểu không đáng kể, nên đi khám để đảm bảo không bꦜị mắc bệnh lý nguy hiểm.
Bảo Bảo (Theo Very Well Health)