ඣ"Có một thực tế trong quá trình tuyển dụng đó là tôi khá ngán ngẩm với chất lượng nhân sự ở Việt Nam, nhất là lứa nhân sự trẻ Gen Z, sinh sau năm 2000 bây giờ. Họ cứ như những cánh hoa mỏng manh, dễ bị tổn thương. Thế nhưng cũng chính họ lại thường xuyên làm sai, gây hậu quả và để doanh nghiệp phải gánh hết những tổn thất.
🍬Tôi từng phỏng vấn cho vị trí nhân viên marketing. Trong số 40 bạn trẻ ứng tuyển, sau nhiều vòng sàng lọc, cuối cùng tôi nhận được bốn ứng viên. Sau một thời gian thử thách, tôi chỉ giữ lại được duy nhất một người và thực sự đến cũng chưa biết trước điều gì trong tương lai, liệu bạn đó có đủ năng lực và phẩm chất để tiếp tục công việc này lâu dài hay không?
✤Thú thật, những thành tích hay điểm số các bạn khoe trong CV ứng tuyển cũng chỉ là lý thuyết. Phải đến khi trực tiếp bắt tay vào làm việc trong thực tế, tôi mới thấy rằng, hóa ra các em chẳng biết gì, làm việc rất tùy hứng, thậm chí còn hay cãi lại cấp trên và chỉ thích làm theo bản năng của mình. Đó là còn chưa kể rất nhiều những thói xấu như nói dối, vui thì làm buồn là nghỉ, vào công ty mà như đi chơi, mang suy nghĩ có gì cha mẹ sẽ lo cho nên chẳng sợ ai.
🍨Nhiều lúc, làm việc với các nhân sự trẻ bây giờ, tôi cũng chỉ biết cạn lời. Mấy người "già", kinh nghiệm đầy mình, kiến thức chuyên môn được kiếm chứng từ hàng chục năm đi làm như chúng tôi mà nhiều khi vẫn còn phải ngồi trước máy tính để design (thiết kế) và viết content, dựng video thay cho các bạn trẻ. Lý do thì quả thực "trời ơi đất hỡi" theo kiểu: "Vì hôm nay trời mưa, tụt mood, nên em cần đi chữa lành".
>> Tuổi 30 'khó xin việc vì Gen Z'
🔯Là một nhà tuyển dụng, tôi xác định dù nhân sự có trình độ thế nào, chúng tôi cũng sẽ phải tốn chi phí để đào tạo lại các bạn trẻ từ đầu, trước khi để họ bắt tay vào công việc chuyên môn. Kiên trì đầu tư và chờ đợi hái quả ngọt là vậy, nhưng thứ mà tôi nhận lại toàn là quả lép và đắng chát.
🐎Cuối cùng, tôi đành quay lại dùng lứa nhân sự 8X, 9X, dù họ đang ở trong độ tuổi sinh nở. Doanh nghiệp của tôi cũng phải đánh đổi không ít, chẳng hạn như họ có thể làm được vài tháng là có bầu, con cái ốm đau phải xin nghỉ ngang. Có người lại mang tư duy cũ từ bên công ty cũ qua đây nên hay cãi cùn...
Nói chung, biết là vậy nhưng chúng tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác, chỉ đành tặc lưỡi chấp nhận, vì sẽ chẳng có gì là hoàn hảo tuyệt đối cả. Nhiều năm tuyển dụng và chọn lọc nhân sự đến mức ngán ngẩm, tôi chỉ có thể nói rằng, để tìm được những nhân sự chất lượng "khó như mò kim đáy bể" vậy.
꧋
Càng ngày, tôi càng xác định, để làm ra một sản phẩm tốt, chính sách tốt, trong tương lai mình sẽ chỉ còn tuyển outsource (nhân lực thuê ngoài) và dùng lực lượng lao động nước ngoài. Chứ thực sự, tôi không muốn nuôi một team toàn nhân sự trẻ Việt Nam như hiện tại nữa".
Đó là chia sẻ của độc giả Ngọc Anh ꩵvề chất lượng nhân sự trẻ của Việt Nam và những khó khăn của các nhà tuyển dụng trong việc hòa hợp với các nhân viên Gen Z.
Bạn nghĩ sao về nhận định này?
>> Bạn có gặp rắc rối với nhân sự Gen Z? Gửi bài tại đây. ♔Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.
- 'Gen Z khó làm giàu hơn các thế hệ trước'
- '8X như tôi thèm khát cơ hội làm giàu của Gen Z'
- Gen Z sinh viên trường Y nhuộm tóc, sơn móng tay
- Gen Z bất lợi khi sinh ra trong điều kiện đủ đầy
- 'Gen Z bị chê non, 8X bị chê già'
- 'Gen Z chê việc, 8X thất nghiệp'