Chó
Laika là con chó đầu tiên và cũng là động vật đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái Đất, theo South China Morning Post. L𒈔à một con chó lạc tìm thấy trên đường phố Moscow, nó bay trên tên lửa Sputnik 2 ngày 3/11/1957 nhưng chết vài giờ 🥂sau khi khởi hành.
"Tất nh𒁃iên chúng tôi biết con chó sẽ chết trong chuyến bay bởi không có cách nào để đưa nó trở lại. Tôi đã xin nó tha thứ cho chúng tôi và tôi thậm chí bật khóc khi xoa đầu lần cuối", nhà sinh vật học người Nga Adilya Kotovskaya chia sẻ.
Các nhà nghiên cứu hy vọng Laika có thể sống tới 10 ngày nhưng nó đã chết do hoảng sợ, bị nóng quá mức và mất nước sau vài tiếng. Tuy nhiên, tên lửa chở Laika bay 9 vòng quanh Trái Đất, biến con chó thành phi hành gia động vật đầu tiên trên thế giới. Ba năm sau, ngày 19/7/1960, Nga đưa thêm hai con chó là Belka và Strelka vào không g🎃ian. Lần này, chúng sống sót và trở lại T🍎rái Đất an toàn ngày hôm sau.
Khỉ
Vào cuối những năm 1940, Mỹ bắt đầu đưa những con khỉ lên tên lửa V-2. Ngày 14/6/1949, Albert II trở thành con khỉ đầu tiên bay vào🐼 không gian nhưng chết do tác động khi bay trở lại💎 Trái Đất. Các báo cáo cho biết con vật có thể sống sót nếu dù không bị lỗi.
Những con khỉ khác Mỹ đưa lên vũ trụ nhiều năm sau chuyến bay của Albert II cũng chết. Yorick là con khỉ đầu tiên sống sót sau hành trình nhưng nó chết do bị quá nhiệt tꦡrong lúc chờ ra khỏi khoang tàu chật chội.
Mèo
Pháp đưa con mèo đầu tiên vào không gian hồi tháng 10/1963. Con mèo tên Felix hay Felicette vượt qua hành trình 15 phút bay lên độ cao🏅 200 km phía trên Trái Đất và quay trở lại bằng tên lửa nhiên liệu lỏng Véronique AG1. Nó được nuôi tiếp vài tháng trong phòng thí nghiệm chương trình không gian trước khi bị tiêu hủy để nghiên cứu những tác động tâm sinh lý từ chuyến bay.
Cá
Một đôi cá mummichog bay trong phi vụ Skylab 3 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hồi tháng 7/1973. Đây là loài cá đầu tiên sống sót sau hành trình bay vào vũ trụ. Chúng được lựa chọn nhờ khả năng sống sót trong điều kiện cực hạn. Trong môi trường không trọng lực, ha♏i con cá dựa vào ánh sáng nhân tạo để nhận biết phương hướng.
Rùa
Hai con rùa trꦦên tàu vũ trụ khôn﷽g người lái Zond 5 của Liên bang Xô Viết khởi hành tháng 9/1968 không chỉ bay vào không gian mà còn bay quanh Mặt Trăng và trở lại Trái Đất an toàn. Chúng mất khoảng 10% trọng lượng trong chuyến bay kéo dài một tuần.
Ếch
NASA đư💯a hai con ếch trâu lên quỹ đạo năm 1970 để xem chúng phản ứng như thế nào với điều kiện không trọng lượng. Các nhà nghiên cứu thu thập được những dữ liệu mong muốn nhưng đôi ếch không thể trở lại do tàu vũ trụ thất lạc.
Lợn Guinea
Những con lợn guinea đầu tiên bay vào không 🌄gian ngày 9/3/1961 trên tà🍸u Sputnik 9 của Liên bang Xô Viết. Các hành khách khác trên tàu bao gồm một con chó, vài con chuột và bò sát. Tất cả chúng đều sống sót khi quay lại Trái Đất.
Phương Hoa