Chị Nga, 36 tuổi, (quận 12, TP HCM) được chẩn đoán vô sinh cách đây 6 năm. Chị đến khám tầm soát trước khi ൩điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thì phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn trễ, phải cắt bỏ tử cung.
Sau phẫu thuật cắt tử cung, chị Nga tự trấn an bản thân mình với dòng suy nghĩ "sức khỏe là quan trọng nhất". Nhưng sâu thẳm trong tim, chị mong mỏi có được một đứa con. "Tôi không có chị em gái, các chị gái bên nhà chồng cũng đã ngoài 45, nên chưa tìm được người mang thai hộ", chị trăn trởꦐ.
Trước đó, BVĐK Tâm Anh TP HCM cũng cắt tử cung cho Ngân, 25 tuổi, TP HCM mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 1B. Bệnh nhân phát hiện bệnh khi đi khám phụ khoa sau sinh con đầu lòng 3 tháng. Sau phẫu thuật꧙, người bệnh hụt hẫng vì còn trẻ nhưng không thể sinh thêm con.
May mắn hơn Nga và Ngân, chị Ngọc Minh phải cắt tử cung ở tuổi 41. Dù không có ý định sinh thêm con nhưng chị cũng không dễ dàng chấp nhận sự thật. "Lúc này t꧟ôi chỉ mong chiến thắng bệnh K, để có tﷺhể chăm sóc 2 con gái", chị nói.
Bác sĩ Kiều Lệ Biên - Trung tâm Sản Phụ𝓰 khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết sau khi cắt tử cung, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Đầu tiên, phụ nữ không còn kinh nguyệt, không còn khả năng mang thai và sinh con. Nếu chỉ cắt tử cung, còn 2 buồng trứng thì cơ thể sẽ không có triệu chứng suy giảm nội tiết đột ngột. Trường hợp cắt bỏ tử cung toàn phần và 2 buồng trứng thì nữ giới mất cân bằng nội tiết và rơi vào tình trạng mãn kinh do cơ thể không thể sản xuất hormo🐲ne sinh dục nữ.
🐟Những trường hợp này൩, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ bao gồm: thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, thuốc hỗ trợ tại chỗ hoặc toàn thân...
Ngoài ra, việc cắt bỏ tử cung có thể tác động đến tâm lý phụ nữ, có thể rối loạn lo âu, trầm cảm. Một số bệnh nhân sinh đủ con, có thể vui vẻ hơn khi biết mình có cơ hội chữa khỏi bệnh. Đồng thời, họ không còn lo lắng việc mang thai ngoài ý muốn. Một số có suy nghĩ tiêu cực khi mất đi cơ hội làm mẹ, e ngại khiến chị em 💫không muốn quan hệ tình dục, dễ ảnh hưởng tình cảm vợ chồng.
Trong 6 tháng cuối năm 2022, Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP HCM đã tiếp nhận hơn 11.500 phụ nữ khám phụ khoa, trong đó khoảng 30% khám sàng lọc ung thư cổ tử cung; 3,4 % số này được chẩn đoán tiền ung 𝔍thư và ung thư cổ tử ꦉcung. Trong đó, 16,1% xét nghiệm dương tính HPV.
"Do phát hiện trễ, nhiều bệnh nhân phải thực hiện cắt tử cung để điều trị ung thư khi tuổi đời còn tr๊ẻ, chưa sinh con hoặc chưa sinh đủ số con", bác sĩ Kiều Lệ Biên chia sẻ.
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ, cắt tử cung được chỉ định trong trường hợp phụ nữ mắc bệnh lý lành tính như: u xơ tử cung to có biến chứng, xuất huyết bất thường do nhiều nguyên nhân như u xơ tử cung gây rong cường kinh, lạc nội mạc tử cung điều trị nội khoa không đáp ứng,... h♔oặc do ung thư phụ khoa: ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,...
Theo Viện ung thưᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Dana-Farber (Trung tâm điều trị ung thư tại Mỹ) khuyến cáo, phụ nữ sau cắt tử cung có thể gặp phải tình trạng như: mệt mỏi, ra huyết dợt hoặc dịch tiết âm đạo ít trong vòng 2-4 tuần. Nữ giới sau phẫu thuật cần kiêng mang vác vật nặng, kiêng giao hợp trong 8-12 tuần đầu. Để giúp cơ thể nhanh hồi phục phụ nữ tăng cường dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ cho vết mổ khô, sạch, mặc quần áo thoải mái, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ.
Tuệ Diễm