🔯Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những cơn đau lưng từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống của người bệnh. Do đó, để kiểm soát bệnh hiệu quả, bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định trong điều trị thì người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh, tránh những thói quen có hại cho sức khỏe cột sống.
🌳Theo BS.CKI Nguyễn Văn Toại, khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, một số thói quen sinh hoạt người bệnh cần tránh để không làm cho thoát vị đĩa đệm trở nặng như:
Ngồi quá lâu
꧑Khi ngồi, áp lực sẽ tác động trực tiếp lên đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do đó, nếu thường xuyên ngồi lâu một chỗ sẽ làm cho tình trạng thoát vị đĩa đệm tăng nặng. Thói quen ngồi xổm, ngồi khoanh chân, bắt chéo chân... cũng không được khuyến khích đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm.
ꦺĐể bảo vệ các đĩa đệm, những người làm các công việc buộc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế... nên cố gắng đi lại và vận động nhẹ nhàng sau mỗi 45 phút làm việc. Điều này sẽ giúp giảm áp lực tác động lên lưng dưới. Khi ngồi, cần chú ý điều chỉnh độ cao ghế sao cho 2 bàn chân đặt trên mặt đất, đùi song song với sàn và cột sống thẳng. Người bệnh có thể đặt một chiếc gối nhỏ ở vùng thắt lưng để hỗ trợ độ cong tự nhiên của cột sống.
Nằm quá nhiều
ꦕNghỉ ngơi rất cần thiết trong việc giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra nhưng nằm quá nhiều cũng không tốt cho người bệnh. Việc hạn chế vận động làm cho các cơ khớp bị co cứng dần, mất đi tính linh hoạt. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, người bệnh nên nằm nhiều trong khoảng 2 ngày đầu tiên khi khởi phát cơn đau, sau đó bắt đầu hoạt động trở lại một cách nhẹ nhàng.
🧜Nằm đúng tư thế cũng là một cách giảm đau hiệu quả vì giúp thư giãn và giảm áp lực tác động lên cột sống. Người bệnh nên nằm nghiêng và co gối hoặc nằm ngửa và kê gối dưới đầu gối, nằm sấp và kê một chiếc gối dưới bụng đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ.
Cúi, xoay, vặn người
൲Tư thế cúi xuống sẽ kích thích đĩa đệm thoát vị, trong khi động tác xoay vặn người sẽ gia tăng áp lực lên sụn và đĩa đệm, làm giãn dây chằng lưng. Do đó, các chuyển động xoay, vặn, cúi người đều có thể gây ra những cơn đau dữ dội và làm trầm trọng thêm tình trạng thoát vị đĩa đệm. Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên hạn chế làm những việc tác động nhiều lên thắt lưng như cúi người nâng nhấc vật nặng, mang vác đồ vật trên 2 kg, kể cả bế em bé, lau nhà...; nên giữ thẳng lưng, cổ, ngẩng cao đầu khi di chuyển và làm việc.
Chú ý khi ho hoặc hắt hơi
𝔉Đĩa đệm có tác dụng giảm chấn động, giảm xóc khi cơ thể vận động và chịu lực. Vì vậy, khi xảy ra tình trạng thoát vị, các cử chỉ rất nhỏ như ho hoặc hắt hơi cũng có thể làm khởi phát những cơn đau dữ dội. Để hạn chế tình trạng này, khi chuẩn bị ho hoặc hắt hơi, người bệnh nên siết chặt các cơ vùng bụng, cố gắng không ngả đầu về phía trước.
Tập thể dục quá sức
Tập thể dục꧙ rất tốt cho sức khỏe, kể cả với người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc tập luyện quá sức hoặc thực hiện các bài tập không thích hợp có thể làm cho tình trạng bệnh và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện, cần tập đều đặn, vừa sức. Trong quá trình tập luyện, cần tránh các động tác đòi hỏi thẳng chân và cúi người chạm vào mũi chân, nâng tạ, chạy bộ... Một số môn thể thao thích hợp cho người thoát vị đĩa đệm như bơi lội, đi bộ, đu xà...
Bác sĩ Toại chia sẻ thêm, bên cạnh việc hạn chế thực hiện các thói quen không tốt cho cột sống🦹, để kiểm soát thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chú ý cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước mỗi ngày, ăn uống đầy đủ chất. Đặc biệt, người bệnh cần chú ý tình trạng của cơ thể và đến gặp bác sĩ ngay khi cảm thấy bất thường hoặc cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Phi Hồng