Hen suyễn là một trong những bệnh lý hô hấp mạn tính không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay và tác động𒉰 đáng kể đến chấ💃t lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo bác sĩ Thân Thị Ngọc Lan - Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019 cho thấy trên thế giới có khoảng 262 triệu người mắc bệnh hen suyễn. He🉐n suyễn ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kiểm soát hiệu quả, bệnh có thể gây ra nh𓆉iều biến chứng nguy hiểm.
Ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày: Hen suyễn là bệnh lý tái đi tái lại thường xuyên với những cơn ho, khó thở về đêm khiến người bệnh phải thức dậy vào ban đêm và mệt mỏi🎃 vào ban ngày. Các triệu chứng của hen làm cản trở công việc và các sinh hoạt hàng ngày khác, gây căng thẳng, lo âu, dễ bị trầm cảm, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùn🌜g đường hô hấp như viêm phổi.
Với trẻ em, những triệu chứng này gián tiếp gây hưởng đến sꩲự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cũng thường xuyên phải nghỉ học꧃ do bệnh thậm chí phải đi cấp cứu, nhập viện vì khó thở.
Biến chứng và tử vong: Mặc dù có tỉ lệ thấp nhưng bệnh vẫn có thể dẫn tới tử vong. Người🐎 bệnh không nên chủ quan bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hen phế quản có thể gây nên các biến chứng như: tâm phế mạn tính, suy hô hấp, khí phế thũng,... hay thậm chí là ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,...
Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai: Nguy cơ hen nặng ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở tuần thứ 24 - 36 của thai kỳ. 🔯Khi mắc hen suyễn, phụ nữ mang thai sẽ đối mặt với các biến chứng sản giật, sinh non, xuất huyết âm đạo,... Ngoài ra, bé cũng nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường.
Theo bác sĩ Thân Thị Ngọc Lan, với bệnh hen suyễn, đường thở bị viêm mạn tính và tăng tính phản ứng. Khi có các tác nhân kích thích, đường thở xuất hiện tình📖 trạng viêm nhiễm nặng hơn, sưng phù, tiết dịch nhầy và co thắt khi gặp những chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi gây nên tình trạng thiếu oxy, khó thở ở người bệnh.
Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị suy hô hấp, bất tỉnh, thậm chí là tử vong nếu không🐈 kịp thời điều trị hoặc sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí kịp thời.
Bác sĩ Lan lưu ý những triệu chứng chứng tỏ tình trạng bệnh hen nặng, khi xuất hiện, người bệnh cần được đi cấp cứu ngay ꦗlập tức để tránh những hậu quả xấu xảy ra: Những cơn khò khè, tái đi tái lại, ho nhiều về đêm. Người bệnh khò khè và khó thở liên tục, không nằm được mà phải ngồi cúi về phía trước để thở. Phổi xuất hiện nhiều tiếng rít, đặc biệt là khi hít vào và thở ra. Người bệnh thở nhanh, tụt SpO൩2 xuống dưới 90%.
Khi🙈 bệnh nhân có nhịp tim nhanh, xuất hiện dấu hiệu suy tim phải hoặc huyết áp tăng bất thường, nói từng từ (khó nói, đoản hơi, khó ho), tinh thần bị kích thích, vã mồ hôi, tím tái cũng là lúc🌊 bệnh tiến triển nặng.
Người bệnh cũng cần lưu ý khi có co kéo các𒊎 cơ hô hấp phụ: 🎉cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn, cơ cánh mũi.
"Khi đã được chẩn đoꦇán và điều trị cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn. Người bệnh cần tuân thủ các chế độ điều trị thuốc và thời gian tái khám để giữ được hiệu quả kiểm soát hen. Đồng thời, bệnh nhân cần nắm được một số biểu hiện của cơn hen cấp, cơn hen mức độ trung bình và nặng cũng như các bước xử trí ban đầu khi lên cơn hen để tránh những diễn biến nặng có thể xảy đến", bác sĩ Lan nhấn mạnh.
Bác sĩ Lan khuyến cáo, người bệnh hen suyễn nên: Uống nhiều nước (khoảng 2-3 lít/ngày), không sử dụng rượu bia; hạn chế tiếp xúc với nhữnꦇg chất dễ 𒀰gây kích ứng, mùi lạ, động vật có lông, áo lông vũ, phấn hoa, khói thuốc...
Khi ra ngoài nên đem theo khẩu trang, che kín miệng, mũi để hạn chế tiếp xúc v🌌ới khói bụi,🔯 mùi lạ. Nếu thấy dấu hiệu bất thường người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.
"Người bệnh nên thăm khám định kỳ, không tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi ꦅchưa có sự đồng ý của bác sĩ. Luôn mang theo thuốc hen suyễn bên người để phòng khi lên cơn", bác sĩ Lan khuyến cáo.
Anh Chi