Mụn trứng cá phổ biến ở cả nam và nữ, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi thanh thiếu niên. Điều trị mụn trứng cá sai cách như tự nặn mụn, dùng thuốc gia truyền, mẹo hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc và thành phần có thể gây biến chứng nghiêꦬm trọng như mụn mạn tính khó điều trị, nhiễm trùng, sẹo sau mụn...
BS.CKI Lê Nguyễn Thủy Vy, Đơn 𒐪vị Da liễu - Thẩm mỹ da, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chỉ ra một số yếu tố gây 😼khó khăn, cản trở hiệu quả của điều trị mụn trứng cá.
Nhiều nguyên nhân gây mụn: Có nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá, gồm tăng tiết bã nhờn, tắc nghẽn nang lông do dầu và tế bào chết, nhiễm khuẩn, chăm sóc da không đúng cách, thay đổi nội tiết tố, stress, di truyền.... Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, thường xuyên thức khuya꧒, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt... cũng làm tăng nguy cơ bùng phát mụn.
Một người có thể nổi mụn do nhiều nguyên nhân. Bác sĩ Vy lưu ý cần xác định được nguyên nhân và độ nặng của bệnh để có hướng điều trị cá thể hóa nhằm đạt hiꦯệu quả tốt nhất.
Da nhạy cảm: Người có tuýp da nhạy cảm thường dễ dị ứng với các sản phẩm điều trị mụn. Hầu hết các hoạtဣ chất trong thuốc thoa điề🎃u trị mụn hoặc các sản phẩm chăm sóc da mụn đều có khả năng gây viêm da tiếp xúc dị ứng, khiến da dễ bị đỏ, ngứa rát. Do đó, người bị mụn cần cẩn thận khi chọn sản phẩm và phương pháp điều trị.
Nội tiết tố: Mụn nội tiết xuất hiện do sự thay đổi các hormone trong cơ thể (dậy thì, cận chu k𒅌ỳ kinh nguyệt, mang thai, mắc bệnh hội chứng buồng trứng đa nang) khiến tăng chức năng hoạt động của tuyến bã nhờn gây bít tắc nang lông, vi khuẩn phát triển gây viêm và mụn. Mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố thường cần thời gian điều trị dài hơn.
Bác sĩ có🐎 thể phải phối hợp cùng lúc nhiều phương pháp như liệu pháp hormone, thuốc kháng sinh, dẫn xuất của vitamin A, kháng viêm, các hoạt chất có tác dụng loại bỏ tế bào chết làm tắc nghẽn♛ lỗ chân lông giúp làn da thông thoáng. Trong một số trường hợp, có thể chỉ định liệu trình phối hợp thêm như ánh sáng sinh học, tái tạo da bằng hóa chất...
Thai kỳ: Theo bác sĩ Vy, trong giai đoạn mang thai, điều trị mụn trứng cá khó khăn hơn vì nhiều loại thuốc trị mụn thông thường như các thuốc nhóm retinoids, nhóm tetracyclines không an toàn cho thai phụ. Các thuốc này có nguy cơ gây dị tật♏ bẩm sinh hoặc các tác dụng phụ khác trên thai nhi. Đồng thời﷽ sự gia tăng hormone progesterone trong quá trình mang thai có thể làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, dễ gây mụn và khiến mụn khó kiểm soát hơn.
Cần nhiều thời gian: Liệu trình điều trị mụn trứng cá thường có hai giai đoạn. Ở giai đoạn♈ cấp thường cần tối thiểu 2-3 tháng, bác sĩ điều trị tấn công, nhằm giảm viêm, ngăn xuất hiện mụn viêm mới, cải thiện chất lượng da cho người bệnh. Giai đoạn điều trị duy trì sau đó nhằm giảm khả năng mụn tái phát. Trường hợp bệnh nhân mắc thêm các biến chứng sau mụn như sẹo, hồng ban sau mụn, tăng sắc tố sau viêm sẽ điều trị thêm trong giai đoạn này.
Điều trị đòi hỏi người bệnh kiên nhẫn và tuân thủ đúng theo phác đồ. Người bệnh không nên tự ngừng điều trị khi thấy mụn giảm dẫn đến tái phát nhiều lần, nên chọn cơ sở y tế có chuyên khoa da🌜 liễu và điều trị 🐽cá thể hóa tùy cơ địa, nguyên nhân gây mụn của từng người để có hiệu quả tốt nhất.
Theo bác sĩ Vy, hiện có nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá, bao gồm cổ điển như thoa tại chỗ (thuốc điều trị và các sản phẩm chăm sóc dành cho da mụn), thuốc uống, liệu pháp hormone, các thủ thuật như l😼ấy nhân mụn, công nghệ cao như điện di, peel da hóa học, chiếu đèn LED, IPL (xung ánh sáng cường độ cao), laser pico, vi kim... Kết hợp các phương pháp trong một liệu trình điều trị giúp giảm mụn nhanh hơn, giảm nguy cơ đề kháng kháng sinh do sử dụng kháng sinh kéo dài, cải thiện nhanh các tình trạng thường xuất hiện sau đợt bệnh như hồng ban sau mụn, tăng sắc tố sau viêm, giảm nguy cơ hình thành sẹo.
Anh Thư
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu - thẩm mỹ da tại đây để bác sĩ giải đáp |