Giới c🥀hức Ukraine thường nói rằng nếu có nhiều vũ khí hiện đại hơn từ phương Tây, họ có thể nhanh chóng đẩy lùi lực lượng Nga. Trong đó, những tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tự hành HIMARS được Mỹ chuyển giao từ tháng trước được xem là yếu tố có thể thay đổi cục diện🐼 chiến trường Ukraine.
Kể từ cuộc tập kích của HIMARS gần đây vào kho đạn Nga ở Izyum, đông nam thành phố Kharkov, các cuộc pháo kích của Nga đã giảm hơn 10 lần so với trước, theo Bohdan Dmytruk, chỉ huy một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn cơ giới 93 của Ukraine.
Chỉ riêng trong tiểu đoàn của Dmytruk, số người thương vong vì đạn pháo đã giảm đáng kể so với thời điểm đơn vị của ông chuyển đến khu vực này cách đây ba tháng. "Chúng tôi hiện chỉ ghi nhận một ca chấn thương não mỗi tuần. Trước khi có HIMARS, con số này là kho🍌ảng 2-3 người vì cường độ pháo kích của 🅷Nga", ông nói.
Dmytruk và các binh sĩ trong khu vực cho rằng Nga giảm cường độ pháo kích để tiết kiệm đạn sau khi kho vũ khí bị phá hủy, đồng thời sợ rằng sẽ bị lộ vị 🌞trí và tạo cơ h🤪ội cho HIMARS khai hỏa chính xác.
"Họ không biết nó ở đâu", Dmytruk nói về HIMARS, ജtổ hợp pháo có thể khai hỏa, sau đó cơ động tới vị trí khác trong hai phút với tốc độ 96 km/h.
Dmytruk cho rằng Nga có thể đang tìm cách ứng phó với HIMARS bằng cách chuyển kꦬho đạn vào sâu trong vùng lãnh thổ kiểm soát, ngoài tầm bắn 80 km của loại pháo phản lực này.
Thực tế đó khiến quân đội Ukraine mong muốn Mỹ và phương Tây chuyển thêm pháo HIMARS cũn🌼g như loại đạn có tầm bắn xa hơn. "Để phản công hiệu quả, chúng tôi cần ít nhất 100 tổ hợp HIMARS, với loại đạn uy lực hơn", Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói hôm 19/7. "Đó sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi".
Nhưng chính quyền Tổng thống Joe Biden mới chuyển giao cho Ukraine 12 tổ hợp HIMARS và cam kết cung cấp thêm 4 tổ hợp nữa. Anh và Đức cũng hứa chuyển ba hệ thống pháo phóng loạt tầm ౠxa tương tự.
Cung cấp khí tài cho Ukraine đã trở thành một hoạt động lớn với hơn 50 nước tham gia. Mỹ d𒆙ẫn đầu nỗ lực này với 8,2 tỷ USD đã được gửi đi và hàng tỷ USD dự kiến được chuyển. Mỹ còn nỗ lực tìm kiếm v🐭ũ khí trên toàn cầu, đảm bảo khí tài hoạt động tốt và phù hợp với nhu cầu thực địa ở Ukraine.
Tuy nhiên, các qua🉐n chức quân sự và chính quyền Mỹ nói một trong những mối lo ngại hàng đầu của họ khi viện trợ cho Ukraine là nguy cơ kích động một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO với Nga. Loại đạn M31🌼 của pháo HIMARS mà Mỹ đang cung cấp cho Ukraine không thể bắn từ khu vực phía đông Ukraine tới lãnh thổ Nga.
Ngoài đạn M31 tầm bắn 80 km Ukraine đang sử dụng hiện nay, HIMARS còn có thể khai hỏa Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACꦍMS) có thể tấn công mục tiêu cách xa khoảng 300 km. Nhưng Lầu Năm Góc không gửi ATACMS cho Ukraine vì lo ngại chúng có thể vươn tới lãnh thổ Nga.
Thực tế này khiến Ukraine thất vọng. Trong cuộc chiến chủ yếu dựa vào hỏa lực pháo binh nh🧸ư hiện nay, các loại đạn tầm bắn xa hơn sẽ giúp lực lượng Ukraine di chuyển HIMARS cá🌳ch xa tiền tuyến hơn, tránh bị đối phương phát hiện và tấn công.
"Càng 🌠sớm nhận được chúng, chúng tôi càng bảo toàn được nhiều binh sĩ và nhanh chóng phát động chiến dịch phản công", Yehor Cherniev, nghị sĩ quốc hội Ukraine, nói. "Nhưng thật tiếc, chúng tôi đang phải tốn hàng tuần, hàngဣ tháng để thuyết phục các đối tác".
Hồi cuối tháng 5, khi quyết định cung cấp HIMARS được đưa ra, Tổng thống Biden nói "chúng tôi sẽ không gửi cho Ukraine các hệ thống có thể tấn c🌳ông vào lãnh thổ Nga". Tại cuộc họp báo sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley đã né tránh các câu hỏi về khả năng Lầu Năm Gó🅘c cung cấp ATACMS cho Ukraine.
Giới chức Mỹ cho biết họ muốn xem cách lực lượng Ukraine sử dụng HIMARS như thế nào trước khi chuyển thêm, dù sự chậm trễ nà൲y có thể khiến Ukraine phải trả giá bằng tínhꦑ mạng của nhiều người.
HIMARS đã được Ukraine sử dụng để phá hủy các trạm chỉ huy, kho đạn và nhiều trung tâm hậu cần khác của Nga. Tại Kherson ở miền nam Ukraine, các cuộc tập kích gần đây của HIMARS nhắm vào 🐭cầu Antonovskiy, huyết mạch trong tuyến tiếp tế nối với bánᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ đảo Crimea.
HIMARS hiệu quả tới mức Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã hạ lệnh cho các chỉ huy coi đây là mục tiêu ưu tiên để tiêu diệt. Moskva hy vọng sử dụng máy bay không người lái vũ trang để "tìm và diệt" HIMARS. Nga 𒉰đã tuyên bố tấn công ít nhꩵất 4 tổ hợp pháo này.
Tuy nhiên, Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo quân sự Uk♍raine, khẳng định nước này "chưa mất một hệ thống HIMARS 𝕴nào".
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã so sánh cách Mỹ và phươܫng Tây chuyển 🦂giao vũ khí với trò chơi điện tử. "Bạn phải mở khóa để được thăng cấp, nhưng trong quá trình đó, bạn thường mất vài mạng. Vấn đề trong đời thực là bạn không thể chết nhiều lần trước khi đạt tới cấp độ tiếp theo", Kuleba nói.
Một lo ngại khác của Mỹ là kho dự trữ hạn chế đạn tầm xa cho HIMARS. Mỹ hiện có khoảng 1.000-3.000 tên lửa ATACMS, theo Chris Dougherty, thành viên cấp cao về quốc phòng tại Trung tâm An n🌞inh mới của Mỹ (CNAS). Chúng là tên lửa lâu đời nhất trong kho vũ khí của Mỹ và được kiểm tra định kỳ để đảm bảo khả năng hoạt động. Các loại vũ khí mới có tầm bắn xa hơn hiện chưa được sản xuất.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nước này 🍎có 410 tổ hợp HIMARS vào năm 2020, nhưng từ chối cung cấp con số hi𒉰ện tại.
Giám đốc tìn▨h báo quân sự 🍨Ukraine Budanov nói hệ thống vũ khí có tầm xa nhất trong biên chế nước này là tên lửa đạn đạo Tochka-U được sản xuất từ thời Liên Xô với tầm bắn tối đa khoảng 120 km, song số lượng còn rất ít.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh quân đội Ukraine đã có HIMARS. "Chúng tôi sẽ chiến đấu với những vũ khí này. Nếu chúng tôi nhận đượ🌳c đạn có tầm bắn xa hơn, chúng tôi sẽ phát huy hiệu quả của chúng. Người Nga biết rằng những vũ khí này sẽ là dấu chấm hết cho đà tiến của họ", Budanov nói.
Thanh Tâm (Theo Washington Post)