Thời gian qua, năm địa phương gồm Sơn La, Tuyên Quang, Kon Tum, Ninh Thuận, Đồng Nai kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bổ sung năm sân bay vào dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Cho rằng việc địa phương muốn có sân bay là nhu cầu chính đáng nhằm tạo thuận lợi cho người dân đi lại, kích thích du lịch, kinh tế phát triển, độc giả Uri nhận định: "Đưa sân bay vào quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 là đúng. Chứ giờ mới 2020, rồi đến lúc đó nhu cầu đi máy bay tăng cao, muốꦍn làm sân bay lại không có quỹ đất, lại ꦦphải đền bù với giải tỏa.
Ai ở các tỉnh Tây Bắc hay Tây Nguyên mới hiểu. Ví dụ ở Đắk Nông muốn ra Hà Nội phải đi xe khách ra Buôn Mê Thuột hoặc Đà Lạt mất tầm bốn tiếng mới có sân bay. Nhiều♕ người phải chọn giải pháp đi xe đò mất một, hai ngày mới đến nơi. Người dân Tây Nguyên có gốc Bắc rất nhiều, đi lại khó khăn quá nên không về thăm quê hư꧑ơng được.
Rồi những người làm doanh nghiệp thường xuyên phải đi máy bay. Những người có cuộc sốngไ ổn định, lâu lâu mới đi du lịch hoặc đi công tác thì sẽ không hiểu được. Có sân bay tốn kém chi phí đầu tư nhưng cũng góp phần phát triển kinh tế địa phương và thuận tiện đi lại cho người dân. 30 năm nữa là thời gian quá dài để nói trước điều gì꧃.
Đồng quan điểm, bạn đọc Ngoctuantm so sánh: "Thái Lan hiện đang có tới 38 sân bay, còn Hàn Quốc tuy diện tích chỉ bằng một phần ba nước ta nhưng có tới 28 sân bay. Việt Nam rừng vàng biển bạc, vô số tài nguyên hấp dẫn, mà những địa phương có thể đi lại bằng sân bay chỉ đếm trên đầu ngón tay là quá ít. Tới năm 2030 cứ cho là có thêm sáu sân bay nữa cũng không đủ đáp ứng nhu cầu🧸 đi lại của người dân.
Việc bổ sung thêm sân bay ở các địa bàn vùng sâu vùng xa sẽ góp phần tăng cơ hội giao thương cho người dân giữa các vùng miền. Ngoài ra nó còn giúp thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội, quốc phòng an ninh nữa.🌌 Nếu chúng ta không sớm bổ sung vào quy hoạch và sau đó triển khai theo thực tiễn, thì 10 năm nữa sẽ lặp lại câu chuyện hạ tầng quá tải, gánh nặng vẫn t🦂iếp tục dồn lên hai sân bay trọng yếu ở hai miền Nam - Bắc là Nội Bài và Tân Sơn Nhất mà thôi".
Nhấn mạnh việc mở thêm nhiều sân bay sẽ lợi nhiều hơn thiệt, độc giả Caphedoi nêu quan điểm: "Không phải tỉnh nào cũng cần có sân bay, nhưng có nhiều sân bay vẫn tốt hơn. Phát triển sân bay là phát triển giao thông, cái chính là bố trí từng sân bay cho đặc tính từng vùng miền sao cho hợp lý. Khi có sân bay thì địa phương sẽ có thêm cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế. Bản thân sân bay cũng đã là nguồn thu nhập cho ngân sách địa phương rồi. Đi lại bằng máy bay có thể không phù hợp với thời gian, chỗ ở hay sức khỏe của người này, nhưng lại hợp với người khác nên không thể đánh đồng. Các hãng hàng không nội địa hiện nay thường chỉ lập đườꩲng bay từ những sân bay xa nhau, nhưng nếu một mai có nhiều sân bay, chắc chắn sẽ có những c🦋huyến bay ngắn hơn. Tóm lại, nhiều sân bay vẫn có lợi hơn là hại".
>> Khi các tỉnh đua mở sân bay
Tuy nhiên, không ít chuyên gia hàng không đã chỉ ra nhiều điểm bất lợi của việc nhiều địa phương đua mở sân bay. Đó là nhu cầu đi lại của hành khách tại nhiều sân bay sẽ không cao khiến việc đầu tư không hiệu quả: lưu lượng hành khách bị san sẻ, công suất khai thác của mỗi sân đều giảm; sân bay ở vùng núi, nơi dân cư thưa thớt, sẽ không tránh khỏi tình trạng vắng khách...
Đó cũng là suy nghĩ của bạn đọc Buivantoanch: "Theo tôi, các sân bay ở vùng miền núi phía Bắc chỉ nên có mục đích an ninh quốc phòng thôi, còn khai thác thương mại thì thua. Họa may, trong bốn sân bay được đề xuất, chỉ có sân bay Sa Pa là còn có triển vọng một chút, còn Điện Biên, Lai Châu, Nà Sản hay Tuyên Quang lấy đâu ra khách để đi? Khai thác đường ba𝓡y ra miền núi p🃏hía Bắc đa số là tuyến từ Tân Sơn Nhất, mà tôi ở Sài Gòn thấy hầu như ít ai có nhu cầu đi miền núi phía Bắc".
Đồng quan điểm, độc giả Kính Lúp đánh giá: "Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM cần thêm sân bay vì nhu cầu đang quá tải. Hơn nữa, để thuận tiện cho việc di chuyển từ sân bay vào nội thành thì mỗi thành phố cần hai sân bay nằm ở hai phía khác nhau để tránh việc phải đi qua trung tâm. Còn các địa phương khác nếu không đủ khoảng cách thì chưa cần phải xây sân bay mặc dù sẽ giúp người dân ở đấy đỡ phải đi xa. Nhu cầu chưa tới mức cao mà chi phí đầu tư sân bay lại quá lớn, nếu làm xong lại thua lỗ liên tục thì sẽ thành gánh nặng kinh tế, không khéo nghèo đi vì cái sân bay".
Thay vì đầu tư xây sân bay ở một số địa phương, bạn đọc Hoangphuong gợi ý: "Các tỉnh kế nhau có thể liên kết xin làm đường cao tốc kết nối nông nghiệp, kinh tế thay vì xây sân bay. Như vậy đời sống văn hóa, kinh tế mới thật sự phát triển bền vững. Đại đa số 94 triệu dân thì một nửa làm nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam muốn phát triển đ♒ược và bền vững, nông sản bán được giá cao thì chỉ còn cách cắt bớt các khâu trung gian. Do đó, không còn giải pháp nào k🦹hác là phải xây dựng cao tốc, giảm chi phí đi lại".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.