Trả lời:
Mẹ bạn bị đau ở v♊ùng trên rốn, vùng xương ức và ăn uống khó tiêu, ăn vào đầy hơi là triệu chứng nghi ngờ bệnh đường tiêu hóa trên, như viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
Nội soi dạ ﷽dày là thủ thuật đưa ống nội soi mềm từ miệng vào bên trong đường tiêu hóa, lần lượt từ thực quản đến dạ dày và tá tràng. Máy nội soi hiện đại có chức năng phóng đại, nhuộm màu hình ảnh dải tần ánh sáng hẹp M-NBI (Magnifying NBI) giúp bác sĩ quan sát rõ cấu trúc ♔niêm mạc, mạch máu và các tổn thương rất nhỏ trong ống tiêu hóa.
Nội soi dạ dày là thủ thuật khá an toàn, độ chính xác và hiệu quả cao, giúp phát hiện, nhận định các tổn thương của đường tiêu hóa. Trường hợp cần thiết bác sĩ🥂 có thể sử dụng một số dụng cụ đặc biệt để cắt polyp, sinh thiết, cầm máu, lấy dị vật trong ống tiêu hóa, nong phần bị hẹp, ngay trong quá trình nội soi.
Hiện có nhiều , người bệnh có thể lựa chọn nội soi thường (không gây mê, gây tê tại chỗ) và nội soi khônꦬg đau (có gây mê). Khác với nội soi thường (chỉ xịt tê tại vùng họng), người bệnh thực hiện nội soi không đau được gây mê. Quá trình nội soi thực hiện dễ dàng hơn, người bệnh không có cảm giác khó🐬 chịu, buồn nôn, nôn... Bệnh nhân cũng không cảm thấy sợ, ám ảnh sau nội soi.
Nội soi dạ dày được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ khi nghi ngờ người mắc bệnh đường tiêu hóa trên thông qua các biểu hiện như khó nuốt, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, khó 🅠tiêu, chướng bụng, buồn nôn, đi ngoài phân đen... Người bệnh sau khi điều trị các bệnh thực quản - dạ dày - tá tràng, nguy cơ cao mắc các bệnh đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày mạn tính, tiền sử gia đình ung thư đường tiêu hóa... cũng được chỉ định nội soi.
Mẹ bạn có những triệu chứng 🙈nghi ngờ, bạn nê𝓀n đưa bà đi khám để nội soi kiểm tra, chọn bệnh viện uy tín, đầy đủ trang thiết bị nội soi chẩn đoán và điều trị.
Để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn, virus, thông thường, sau mỗi lần nội soi, nhân viên y tế làm sạch thiết bị theo đú🐻ng quy trình khử khuẩn của Bộ Y tế. Cụ thể là xử lý tại chỗ, thử rò rỉ của dây soi sau mỗi lầ🍨n soi để đảm bảo dây không bị thủng, làm sạch, cuối cùng là đặt dụng cụ vào hệ thống máy rửa và khử khuẩn tự động. Sau khi đã khử khuẩn an toàn, nhân viên y tế bảo quản thiết bị trong tủ có hệ thống sấy và tiệt khuẩn tự động.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Hữu Tùng
Phó giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi tiêu hóa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |