Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Hiện nay, núi băng đang trôi nổi tự do trên biển Weddell, vịnh lớn ở tây Nam Cực. Nú🀅i băng trôi rộng 4.320 km2 là núi băng lớn nhất thế giới với tên gọi A-76, đặt theo góc phần tư Nam Cực nơi nó được quan sát lần đầu bởi vệ tinh Copernicus Sentinel của Liên minh châu Âu, chùm 2 vệ tinh quay quanh vùng cực của Trái Đất. Cặp vệ tinh này xác nhận quan sát trước đó của tổ chức Khảo sát Nam Cực Anh, tổ chức đầu tiên chú ý tới sự nứt vỡ.
Do thềm băng mà núi băng trôi tách ra đã trôi nổi sẵn trên mặt nước, sự kiện trên không tác động trực tiếp tới mực nước biển. Tuy nhiên, các thềm băng giúp làm chậm dòng chảy của sông băng và suối băng đổ ra biển. Vì vậy, việc mất đi núi𒅌 băng trôi lớn vẫn gián tiếp góp phần làm nư🃏ớc biển dâng cao, theo Trung tâm dữ liệu băng và tuyết quốc gia (NSIDC).
NSIDC cũng cho biết lục địa Nam Cực đang ấm lên ở tốc độ nhanh hơn bất kỳ🉐 nơi nào khác t💟rên hành tinh, chứa đủ nước băng để khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao 60 m. Tuy nhiên, các nhà khoa học không cho rằng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra sự nứt vỡ của A-76 hay núi băng trôi trước đó là A-74.
"Cả A76 và A74 đều chỉ là một phần của chu k💟ỳ tự nhiên trên thềm băng", Laura Gerrish, nhà nghiên cứu ở tổ chức Khảo sát Nam Cực Anh, cho biết. "Việc quan trọng là chúng ta cần theo dõi tần suất nứt vỡ của núi băng trôi".
Các vệ tinh sẽ tiếp tục theo dõi núi băng trôi mới như đối với A-68A, núi băng trôi giữ kỷ lục lớn nhất thế giới trước đây. Sau khi tách khỏi thềm băng Nam Cực năm 2017, A-68A trôi theo các dòng hải lưu vào năm 2020 và suýt đâm vào đảo Nam Georgia, nơi sinh sản của hải cẩu và chim cánh cụt. Núi băng sau đó vỡ thàn🐈h chụ🍸c mảnh và không gây nguy hiểm.
Thềm băng Ronne hầu như không bị ảnh hưởng bởi những luồng nước ấm làm gián đoạn chu kỳ nứt vỡ và tái tạo băng tự nhiên của Nam Cực. Nhưng không phải mọi nơi ở Tây Nam Cự🧸c đều thoát khỏi ảnh hưởng. Hồi tháng 4 năm nay, giới nghiên cứu phát hiện sông băng Thwaites tan chảy nhanh hơn dự đoán trước đây. Đó là do dòng hải lưu ấm từ phía đông tràn qua điểm nút giúp nối sông băng với đất liền.
An Khang (Theo Live Science)