Quãng đường dài khoảng một km từ cầu Hòa Xuân đến cầu Nguyễn Tri Phương, quận Cẩm Lệ đang có 4 cống xả thải ra sông Cẩm Lệ. Trong đó, ba cống xả nằm trên đường Thăng Long, đoạn gần Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng ở bờ tây; một cống 🤪xả ở đường Tôn Thất Dương Kỵ, phía bờ đông.
Nước thải đen ngòm, bốc mùi🐻 hôi. Chèo ghe đánh cá đoạn trước cửa xả cầu Thăng Long, ông Thanh, 53 tuổi, ho sặc sụa dù đã đeo khẩu trang. "Cống xả thải gây ô nhiễm, cá cũng không sống nổi", ông nói, cho biết đã chứng kiến nhiều loài cá chết khi bơi qua khu vực nước thải này.
Theo ông Thanh, mỗi khi triều xuống, các cống xả thải đen ngòm dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Nhiều cống xả che khuất tầm nhì𒊎n người đi đường do cỏ mọc um tùm, nhưng đi dưới sông hoặc quan sát từ trên cao có thể thấy nước thải ô nhiễm hòa vào nước🐷 sông, trước khi chảy về sông Hàn và đổ ra biển.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Giôn, Trưởng phòng Công nghệ môi trường nước thải, Công ty Thoát nước và Xử lý nước th💦ải Đà Nẵng, xác nꦅhận trong 4 cửa xả trên, duy nhất cửa ở cầu Thăng Long là nước thải đã xử lý, ba cống còn lại là nước ô nhiễm.
Cống phía trước Trung tâm Hội chợ triển lãm và giáp cầu Nguyễn Tri P🍰hương là nước thải đang trên đường thu gom về trạm xử lý Hòa Xuân, do lưu lượng lớn, hệ thống quá tải nên tràn qua cửa xả và chảy ra sông. Còn cống nước thải ở đường T♛ôn Thất Dương Kỵ, khu đô thị Hòa Xuân, chưa bàn giao cho công ty.
Lý giải việc nước ở cửa xả cầu Thăng Long dù đã xử lý vẫn đen, bà Giôn cho biết nguồn nước này được xử lý tại trạm Hòa Cường. Do trạm đầu tư từ năm 2007, công nghệ đã cũ, cộng với việc xử lý bằng kỵ khí nên không hết được mùi hôi, nước có màu xám đen, chất l🌄ượng đầu ra đạt chuẩn B.
Nhìn rộng ra trên toàn thành phố, bà Nguyễn Thị Đức, Phó giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, cho biết dọc sông Cẩm Lệ t🐼rên tuyến đường Thăng Long có 17 cửa xả nước thải; sông Hàn có 28 cửa xả dọc đường Bạch Đằng (quận Hải Châu) và Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà). Ngoài ra, nhiều cống xả ở các khu đô thị mới chưa được quản lý.
Thành phố lâu nay đang dùng chung hệ thống thu gom nước thải và nước mưa, với 6 trạm xử lý nước thải, công suất gần 300.000 m3/ngày. "Khi trời mưa lớn, dù máy bơm vận hành tối đa vẫn không thể xử lý hết, phải chấp nhận nước mưa và nước thải tràn ra sông, biển🐼", bà Đức nói.
Trong khi chờ nâng cấp trạm xử lý Hòa Cường và Hòa Xuân với kỳ vọng thu gom hết nước thải, công ty đưa ra giải pháp tình 🌺thế là đắp đập cát tại các cửa xả lên khoảng 3 m để nâng ngưỡng tràn, giữ nước lại trong cống vào giờ cao điểm. Đ𝔍ến giờ thấp điểm, máy bơm có thể thu gom tối đa nước thải, xử lý hóa chất để giảm bớt mùi hôi nước.