Khi mang thai, nhiều bộ phận, chức năng của cơ thể thay đổi, bao gồm cả thay đổi trong nước tiểu và thói quen đi tiểu. Nhiều phụ nữ có thể dựa đoán kết quả mang thai bằ📖ng cách thử thai qua nước tiểu.
Theo Mount Sinai, hệ thống mạng lưới Y tế, bệꦯnh viện tại New York, Mỹ, khoảng 12 đến 15 ngày sau khi thụ thai, xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ra nồng độ hormone gonadotropin (hCG). HCG là hormone được tiết ra từ nhau thai và xuất hiện sau khi phôi thai bám vào thành tử cung. Nồng độ hCG tăng nhanh và đạt đỉnh trong tam cá nguyệt đầu tiên, sau đó sẽ giảm nhẹ. HCG cũng có thể được kiểm tra bằng xét nghiệm máu để xác nhận tình trạng mang thai.
Màu và mùi nước tiểu
Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều nước hơn, do đó, ở những th𓃲ai phụ uống ít nước, nước tiểu sẫm màu và cô đặc hơn. Các triệu chứng ốm nghén, đặc biệt là chứng nghé🌟n nặng có thể gây nôn mửa và dẫn đến mất nước.
Không chỉ màu sắc mà mùi nước tiểu ở giai đoạn thai kỳ cũng có sự thay đổi. Nội tiết tố có thể khiến mùi nước tiểu nồng hơn một chút nhưng nếu có mùi nồng nặc, cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nghiên cứu cho thấy, một số phụ nữ có thể cảm nhận rõ hơn về mùi g🤪iống như amoniac, mùi tự nhiê🥃n của nước tiểu trong thời kỳ mang thai vì lúc này khứu giác của họ rất nhạy.
Máu có thể xuất hiện trong𝔉 nước tiểu giai đoạn thai kỳ do hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu nhận thấy dấu hiệu này trong bất kỳ thời điểm nào lúc mang thai, hãy đi thăm khám vì chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tඣử cung.
Thói quen đi tiểu
Ngoài những thay đổi về nước tiểu, thai phụ cũng có thể nhận thấy những thay đổi về thói quen đi tiểu, điển hình là việc đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này xảy ra do cơ thể bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ hCG, có thể kích thích việc đi tiểu. Bên cạnh đó, khi mang thai, tử cung bắt đầu đè lên bàng quang khiến cơ quan này giảm kích thước lại. Điều này làm khiến bàng quang mau đầy nước tiểu và cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn, gấp hơn. Cùng với sự lớn dần của thai nhi, tử cung có xu hướng bị đẩy xuống bàng quang, niệu đạo và cơ sàn chậu, tạo nên những áp lực dẫn đến cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.
Trường hợp són tiểu khi hắt hơi, ho hoặc cười ở giai đoạn mang thai có thể không nghiêm trọng. Nghỉ ngơi thường xuy♑ên, tập các bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh cơ sàn c▨hậu có thể giúp giảm triệu chứng này.
Mang thai và nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị nhiễm trùng đường t𝓀iểu (UTI) cao hơn. Theo nghiên cứu đăng trên website Viện Y tế quốc gia Mỹ, (NIH), khoảng 10% phụ nữ mang thai bị UTI trong thai kỳ. Các hormone làm giãn cơ tăng lên trong thời kỳ mang thai, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào đường tiết niệu dễ dàng hơn. Sự xâm nhập này dễ gây nhiễm trùng tại niệu đạo và lây nhiễm sang bàng quang, niệu quản hoặc thận.
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu có xu hướng đến nhanh chóng và có thể bao gồm cảm giác muốn đi tiểu ngay lập tức, có thể kèm theo đau buốt hoặc nóng rát ở n🌞iệu đạo. Một triệu chứng phổ biến khác là cảm thấy cần phải đi tiểu lại ngay mặc dù mới đi vệ sinh xong.
Cùng với ജđó, thai phụ nếu🔯 nhận thấy nước tiểu của mình có mùi nặng, trông đục hoặc có lẫn máu, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu cần đi thăm khám sớm. Nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ có thể nguy hiểm vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, tăng nguy cơ sinh non.
Phụ nữ mang thai có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu hoặc khắc phục nhanh chóng bằng cách uống nhiều nước, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, giữ c🐻ho vùng âm đạo sạch sẽ... Mặc đồ lót bằng vải cotton, tránh mặc quần bó, lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu cũng có thể giúp phòng tránh nhiễm trùng tiểu.
Bảo Bảo (Theo Everyday Health)