Một trong những ác mộng của người đi xe máy, xe đạp hoặc đi bộ chính là bị ôtô tạt nước vào 💟người khi lưu thông qua đoạn đườn🌜g ngập. Mới đây, mạng xã hội xôn xao vì đoạn video người đàn ông đi xe máy chở hàng đuổi theo chặn đầu xe ôtô bốn chỗ yêu cầu dừng lại, sau đó vung tay tát tài xế ôtô vì anh này làm té nước mưa ướt người ông trước đó.
Khoan bàn♛ tới đúng sai t♒rong hành vi của hai tài xế trong vụ việc này, thứ tôi muốn nói đến ở đây là người lái xe nên xử lý thế nào khi đi qua vũng nước để không làm hại chính mình và người khác?
Bản thân tôi từng chứng kiến một em học sinh khóc ròng khi chiếc áo dài trắng của mình bị tạt lấm lem khi một chiếc ôtô bốn chỗ lao vụt từ sau lên qua vũng nước đọng. Chính tôi cũng từng là nạn nhân của hành vi vô ý thức trên khi đang trên đường tới buổi phỏng vấn xin việc. Kết quả là tôi phải bê nguyên bộ dạ🍌ng ướt như chuột lột ấy đến gặp nhà tuyển dụng.
Thậm chí, có trường hợp, những người đi xe máy bất ngờ loạng choạng suýt ngã ra đường vì bị các ôtô chạy ngược chiều qua vũng nước khiến nước tạt mạnh vào mặt, vào mắt. Tôi tin những trường hợp giống như tôi và em học sinh kia không phải là hiếm ở Việt Nam khi cứ sau mỗi trận mưa là đường phố lại đầy những vũng nước 🍷đọng.
Thực ra, đây không phải là chuyện gì quá khó giải quyết. Ngay trong chính Luật Giao thông đường bộ của nước ta cũng quy định rất cụ🅰 thể trong trường hợp này. Bất cứ ai từng học thi bằng lái B1, B2 hẳn cũng đều phải trả lời câu hỏi trong phần thi lý thuyết với nội dụng như sau:
"Trên làn đường dành cho ôtô có vũng nước lớn, có nhiều người đi xe môtô trên là𝔍n đường bên cạnh, người lái xe ôtô xử lý như thế nào là có văn hoá giao thông?
A. Cho xe chạy thật nhanh qua vũng nước.
B. Giảm tốc độ cho xe chạy chậm qua vũng nước.
C. Giảm tốc độ cho xe chạy qu𒈔a làn đường dành cho môtô để tránh vũng nước".
Những khi trời mưa, đường phố Việt Nam r꧂ất nhiều vũng nước, nhưng không phải người lái xe nào cũng ý thức được hành vi văn minh khi đi trên đường. Rất nhiều người chỉ biết đến bản thân họ và nghĩ rằng không cần phải quan tâm đến người khác, nên họ cứ mặc sức nhấn ga, miễn không va chạm với người khác. Chính vì vậy, rất nhiều vụ xô xát đã xảy ra từ cách lái xe vô ý thức của những người ngồi sau vô lăng kia.
Thử tưởng tượng, bạn vừa diện𒆙 một bộ quần áo mới ra đường để đi làm một công chuyện quan trọng và bất chợt bị một chiếc ôtô hay xe máy chạy vụt qua vũng nước và té ướt sạch, bạn sẽ hiểu vì sao nhiều nước trên thế giới còn có cả quy định xử phạt tình trạng này.
Tại Nhật Bản, Luật Giao thông đường bộ quy định, người điều khiển ô tô làm té nước vào người khác sẽ bị phạt số tiền tương đương hơn 60 USD. Cũng có một trường hợp cách đây vài năm, một tài xế tại Canada đã bị sa thải "thẳng tay" vì lái xe tải của công ty và bắn nước vào người đi bộ. Thậm chí, Lu𝔉ật pháp Anh quy định tạt nước vào người điều khiển phương tiện là hành vi vi phạm luật giao thông thuộc loại không cần phải cân nhắc lý do, mức phạt rất nặng, lên tới 5.000 bảng Anh (tương đương khoảng 148 triệu đồng) và🌄 trừ 9 điểm trên bằng lái.
ꦯTôi nghĩ các cơ sở đào tạo lái xe cần chú trọng đào tạo thêm về chữ đức cho các học viên của mình. Bởi đôi khi chỉ vì những vô cảm nhỏ tưởng chừng như vô hại, như chuyện cố tình chạy xe nhanh qua vũng nước, cũng có thể khiến người vô tội phải đánh đổi bằng cả an nguy tính mạng.
Đây không chỉ là câu chuyện về ý thức lái xe mà còn cần💟 đưa vào luật với các hình thức xử phạt nghiêm khắc. Chúng ta có thể tham khảo các quy định và mức xử phạt từ các nước tiên tiến trên thế giới để áp dụng cho giao thông trong nước. Khi tất cả tài xế ý thức được rằng hành vi tạt nước vào người khác là sai cả về lý lần tình, tôi tin van hóa giao thông của người Việt sẽ được cải thiện, để không còn những tranh cãi, ẩu đả vụn vặt chỉ vì chuyện vũng nước trên đường.
>> bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.