Việt Nam đang quyết liệt thực hiện phân loại rác tại nguồn, với việc đưa vào áp dụng Nghị định 45/2022, có hiệu lực từ 25/8. Theo đó, hộ dân, các cộng đồng dân cư không thực hiện phân loại rác theo quy định sẽ bị phạt tiền ở mức cao nhất lên đến 300 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng, việc phân loại rác từ phía người dân sẽ trở thành công cốc nếu đội ngũ nhân viên thu gom rác thải vẫn làm việc như bây giờ.
Độc giả Manh Hoa Ngo chia sẻ: "Ba năm trước, phường tôi bỗng dưng có chương trình tặng cho mỗi nhà một thùng đựng rác và thông báo ngắn ngọn: 'Các hộ phải phân loại rác tại nhà'. Việc ban hành chính sách mới của phường dường như quá sơ sài. Vì phân loại rác như thế nào, phân thành 🐽mấy loại, thùng rác được tặng để làm gì khi chỉ có một...?
Tôi bèn lên 🀅mạng, tự tìm kiếm kiến thức. Tôi thấy các nước phát triển tách rác thành ba loại. Thế là tôi phải mua thêm một thùng nữa để đủ ba thùng đừng rác, lấy bút👍 long dầu ghi nhãn rõ ràng từng loại. Sau đó, tôi làm một bài phổ biến cập nhật 'quy trình đổ rác' mới cho vợ và con. Lúc đó, trong lòng tôi thấy vui vui, lâng lâng, nghĩ rằng Việt Nam mình cũng đã thêm một cái tiến bộ theo các nước phát triển.
Nhưng khi xe rác tới, bao nhiêu hy vọng của tôi tan biến. Tôi té ngửa khi thấy nh☂ân viên thu gom đổ chung cả ba thùng rác mà tôi mất công phân loại thành một đống trên xe. Bao biêu sự đầu tư, hy sinh thêm diện tích khu bếp để chứa ba thùng thay vì chỉ một như trước, mọi công sức phân loại của gia đình tôi coi như bị 'bỏ vào x🐬ọt rác'.
Buồn nhất là hai đứa con nhỏ của tôi bị thất vọng ê chề vì đã tin lời của ba về cái hay, cái tốt, cái tiến bộ của việc phân loại rác tại nguồn. Thế nên, t🅘ôi cho rằng, mọi kế hoạch, chiến lược, đều phải có sự đồng bộ thì mới có thể thành công được".
Đồng quan điểm, bạn đọc Trangumi kể về trải nghiệm khó quên khi phân loại rác tại Việt Nam: "17 năm trước, tôi từng sống tại Nhật Bản trong ba năm, cũng được hướng dẫn phân loại rác, ngày giờ bỏ r🦩ác các loại. Những đồ to như giường tủ, bàn ghế hay đồ điện tử muốn bỏ cũng chỉ có ngày thu nhất định và một số đồ phải mất thêm tiền để bỏ. Tôi thật sự thấy nó hữu ích.
Sau này về Việt Nam, tôi vẫn giữ thói quen phân loại rác. Nhưng thật sự là rất khó. Những thứ có thể tái chế như vỏ lon, chai nhựa, bìa catton, giấy các loại... tôi cố gắng giữ sạch nhất có thể để riêng và đưa cho các cô chú thu gom rác để họ gom đồng nát. Nhưng còn chai thủy tinh, bóng đèn vỡ, pin, chai lọ mỹ phẩm... tôi cũng phân loại để riêng nhưng khi mang ra chỗ thu gom rác dù có bảo các cô chú thu gom rác là có rác nguy hiểm thì vẫn cứ bị gom chung vào các loại rác khác. Vậy là tôi phân loại vô ích.
Sau này, có các điểm thu pin cũ nên tôi tích và mang đến cửa hàng thuốc gần chỗ làm để họ bỏ hộ vì họ cũng tích pin đã qua sử dụng riêng. Ở quê, bố mẹ tôi cũng có hai thùng rác: một thùng là các loại phân hủy được, cho ra vườn ủ để tưới cây; thùng còn lại cũng phải gom ra bãi rác chung, những thứ tái chế được thì bán đồng nát. Đi chợ, tôi dùng làn hoặc túi dứa và hộp nhựa để đựng thực phẩm, cái nào không cần hộp thì cho thẳng vào làn, vào túi. Tôi biết có nhiều người như tôi, đang rất băn khoăn về vấn đề♕ này".
>> Nhà tôi cả tháng không dùng túi nilon
Mục tiêu phân loại rác được đặt ra từ lâu. Năm 2007, Hà Nội từng thí điểm phân loại rác tại nguồn ở quận Hoàn Kiếm. TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ cũng triển khai thí điểm nhưng đều không duy trì được lâu dài do thiếu đồng bộ trong quá trình thu gom, tập kết, vận chuyển và xử lý.
Độc giả Ê cho rằng, để hoạt động phân loại rác từ nguồn đạt hiệu quả, cần có sự thay đổi của cả một hệ thống: "Chỉ cần thành phố thay đổi cách gom rác như một số nước tiên tiến đã và đang ꦇlàm thì người dân tự khắc phân loại ngay. 💙Ngày nào thu loại đó, loại khác không thu, bỏ lẫn lộn thì sẽ bị phạt. Các chia đơn giản nhất hiện tại là rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy và thủy tinh. Nếu muốn triệt để thì rác vô cơ có thể chia tiếp thành nhựa và kim loại.
Bây giờ mà người dân mất công phân loại, nhưng người ta vẫn cứ đi gom chung một hố chôn, trộn chung một xe thì thấy rất nản. Nếu đã định làm thì hãy làm cho đầy đủ, từ a đến z, công khai quy trình cho người dân được biết. Rác hữu cơ đi đâu, rác vô cơ đi đâu, giấy, thủy tinh đi đâu? Triển khai thì dự kiến tái chế được bao nhiêu tấn? Bao nhiêu đi đốt, bao nhiêu đi chôn? Chi phí vận hành bao nhiêu và từ đâu?
Còn về chuyện các khu 🍨chung cư, tôi thấy cách giải quyết cũng khá đơn giản. Đó là phân loại theo ngày, ngày nào bỏ rác loại ấy đối với chung cư cũ. Bỏ sai thì tiếp tục được phạt. Với chung cư mới thì cứ quy hoạch 2-3 ống thải rác và quy định từng loại rác cho từng ống là xong".
Nhấn mạnh việc cần thiết phải có một quy trình xử lý rác khoa học, bạn đọc Nguyen Billon2810 kết lại: "Để Việt Nam trở thành một quốc gia văn minh và hiện đại hơn, kể cả những thứ như rác cũng cần phải xử lý một cách khoa học. Việc triển khai muốn hiệu quả cần phải có sự đồng bộ, thống nhất từ 'thượng nguồn' cho đến 'hạ nguồn'🦩 của rác, từ người dân, chính quyền cho đến bên xử lý, thu gom.
Cụ thể, chính quyền cần khuyến khích và hỗ trợ xử lý rác, đồng thời răn đe sự thiếu ý thức từ cộng đồng. Về điều này, không nơi nào tốt nhất để ta học hỏi bằng Singapore. Người dân cần chú ý, thay đổi thói quen xả rác c🧸ủa mình để thích nghi với chính sách mới. Tránh trường hợp vô tình hay sơ suất mà quên đi việc phân loại.
Cuối cùng là bên thu gom rác. Nếu như chính quyền địa phương và người dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà bên này 🦋lại không thèm hợp tác phân loại thì công sức của ta cũng 'đổ sông đổ biển'. Tóm lại, không dễ dàng gì để thay đổi cả một quá trình xử lý rác của cả một quốc gia. Tuy nhiên, việc này vẫn thực hiện được, nếu như tất cả bên phối hợp ăn ý với nhau. Từ chính quyền tiếp đến là người dân và chốt cuối là bên xử lý rác".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.