Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) và 🍒các cuộc họp liên quan sẽ diễn raღ ngày 23-26/7 tại Vientiane, Lào.
Đây sẽ là hội nghị khu vực đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng tài ngày 12/7 ra phán quyết, tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" 𝓀mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.
Cây bút Ben Otto của WSJ nhận xét rằng các nướ✅c thành viên ASEAN và Mỹ đã phản ứng khá thận trọng với phán quyết của tòa. Họ ra những tuyên bố kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng chưa thúc é🦄p Trung Quốc rút lại yêu sách chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông.
Điều này có nghĩa là chương trình nghị sự tại Lào - nước chủ nhà của một loạt cuộc họp ASEAN năm nay, sẽ bấp bênh hơn so với bình thường. ASEAN từ lâu đã chia rẽ về tình h🐼ình Biển Đông, khi các quốc gia nhỏ như Campuchia bị cáo buộc ngăn khối đưa ra lập trường thống nhất về vấn đề này, và các nước khác cũng sợ🍎 làm mất lòng một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của họ.
Khi Campuchia chủ trì Hội nghị ASEAN năm 2012, Trung Quốc đã vận động nước này để tránh đề cập đến vấn❀ đề Biển Đông, khiến ASEAN lần đầu tiên trong 40 năm không ra được tuyên bố chung sau cuộc họp chính của các ngoại trưởng. Hồi tháng 6, Campuchia ra tuyên bố, nói rằng họ không ủng hộ việc Tòa Trọng tài ra phán quyết về Biển Đông và sẽ phản đối bất cứ tuyên bố nào của ASEAN ủng hộ phán quyết.
Hiện chưa𒈔 rõ Lào, quốc gia giáp với Trung Quốc và nhận được lượng lớn đầu tư lớn từ Bắc Kinh trong๊ những năm gần đây, có lái chương trình nghị sự ASEAN chệch ra khỏi vấn đề hóc búa đối với Trung Quốc hay không.
Các nhà ngoại giao khu vực cho biết Trung Quốc đã vận động nhiều nước để tránh ra tuyên bố ch𒁏ính thức đề cập đến phán quyết của tòa trọng tài hoặc luật pháp quốc tế về vấn đề Biển 🌳Đông.
Tuy nhiên, họ cũng cho biết một số nước ASEAN đang thúc đ♔ẩy để vấn đề này giành được nhiều sự chú ý hơn. I. Derry Aman, giám đốc đối tác đối thoại và hợp tác liên khu vực của Bộ Ngoại giao Indonesia, cho biết Jakarta sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận vꦍề Biển Đông tại cuộc họp, bao gồm cả việc đề cập đến vấn đề này trong tuyên bố bế mạc.
"Đây là một cuộc đàm phán, vì vậy điều quan t🌟rọng là chúng ta đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung", ông Aman nói. Ông nhắc đến hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Campuchia vào năm 2012 và nói: "Chꦰúng tôi phải tránh tình huống như thế xảy ra một lần nữa".
Khó đề cập đến phán quyết
Trung Quốc không có vai trò chính thức trong giai đoạn đầu của hội nghị cuối tuần này, nhưng vào sáng 24/7, họ sẽ sẽ hội đàm với khối ASEAN. Ngày 25/7, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác dự kiến cùng ASEAN tham⛎ gia hội nghị ngoại trư😼ởng Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN 27 thành viên – một hội nghị về an ninh.
Một người am hiểu về kế hoạch của các nước thành viên ASEAN cho biết một số nhà ngoại giao đặt hy vọng cao vào hội nghị, hy vọng rằng nó sẽ đưa ra tuyên bố "chưa có♍ tiền lệ" về địa chính trị sau phán quyết của Tòa Trọng tài.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong khu vực hoài nghi về khả năng này. "Tôi nghĩ rằng may ra thì ASEAN sẽ đề cập gián tiếp đến phán quyết trong tuyên bố cuối cùng củaဣ họ, chứ chưa nói đến là có cách tiếp cận mới", Ian Storey, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Ishak Yusof tại Singapore, nhận xét.
Theo Diplomat, Termsak Chalermpalanupap, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Viện Ishak Yusof ở Singapore nhận xét rằng các ngoại trưởng tham dự AMM lần thứ 49 là một nhóm tương đối thiếu kinh nghiệm. Chỉ ba người trong số họ (ông Retno Marsudi của Indonesia, ông Anifah Aman của Malaysia, và ông Phạm Bình Minh của Việt Nam) đã tham dự Hội nghị AMM lần thứ 48 tại K🏅uala Lumpur tháng 8 năm ngoái. Mối quan hệ của họ vẫn chưa phát triển. Người chủ trì, Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith, chỉ vừa nhậm chức được 4 tháng.
Trong b꧙ối cảnh đó, ASEAN dễ bị can thiệp và thao túng bởi bên ngoài. Ngoại trưởng Lào sẽ phải đối mặt với áp lực rất lớn từ tất cả các bên, đặc biệt là về việc nói gì và tránh đề cập gì về vấn đề Biển Đông trong thông cáo chung của AMM, và tuyên bố của Chủ tịch🐈 Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).
Ông cho rằng ASEAN sẽ khó lòng đưa ra được tuyên bố chജung về phán quyết của Tòa Trọng tài, vì có bất đồng ý kiến trong nội bộ, nhưng ông nhấn mạnh thực tế rằng phán quyết vốn đã ràng buộc pháp lý với tất cả các bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 🦹(UNCLOS), bao gồm cả Trung Quốc.
Chalermpalanupap cho rằng ít nhất, ASEAN có thể nhắc lại những nguyên tắc ủng hộ hòa bình về vấn đề Biển Đông, lên tiếng ủng hộ cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa Philippines và Trung Quốc. Họ cũng có thể yêu cầu sự hỗ trợ của các nước bên ngoài, nhất là những đối tác đối thoại của ASEAN như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và E🌳U, để khuyến khích giải quyết hòa bình các tranh chấp và đề cao tính thượng tôn pháp luật trong vấn đề Biển Đông.
Ông Storey thì cho rằng hội nghị những ngày sắp tới sẽ không phải là dịp để thúc đẩy các cuộc đàm phán với Trung Quốc. "Trung Quốc chưa sẵn sàng thoả hiệp trước khi tòa ♔ra phán quyết và chắc chắn bây giờ cũng không", ông nói thêm.
Xem thêm: Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc sau phán quyết Biển 🌸Đông
Trung Quốc khó rút khỏi UNC🐻LOS để né phán q🅘uyết 'đường lưỡi bò'
Phương Vũ