Sau khi Australia lập liên minh với Mỹ, Anh để phát triển tàu ngầm năng lượng hạt nhân và hủy hợp đồng đóng tàu ngầm thông thưꦉờng trị giá gần 40 tỷ USD với Pháp, P𒁃aris đã có phản ứng đầy bất ngờ và quyết liệt khi triệu hồi đại sứ ở thủ đô Washington và Canberra về nước để tham vấn.
Bertrand Badie, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Viện Khoa học Po ở Paris, nhận định với độn💯g thái triệu hồi này, Pháp đang tự đặt mình vào tình thế phải nhượng bộ hoặc chịu mất mặt khi đại sứ quay lại Mỹ, đồng minh lịch sử của họ. "Khi rơi vào cuộc khủng hoảng như ♉vậy, ta cần biết lối thoát ở đâu", Badie nói.
Australia cho biết nước này đánh giá tàu ngầm năng lượng hạt nhân là lựa chọn tốt hơn để đảm bảo lợi thế hàng hải của mình, khi công bố thỏa thuận ba bên với Mỹ và Anh theo liên minh AUKUS. Liên minh này được đánh giá là nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vấn đề mà Tổng thống Mỹ Joe Biden coi là ưu tiên hàng đầu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chưa bình luận về vấn đề và dự kiến hội đàm với Biden t♍rong vài ngày tới. Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cáo buộc Australia "đâm sau lưng", "nói dối" và "lá mặt lá trái", những từ hiếm khi được dùng giữa các quốc gia đồng minh.
Ngoại trưởng Le Drian vẫn chưa lên lịch hội đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp♌ Quốc tại New York vào tuần tới.
Cơn thịnh nộ của Pháp khi Australia hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá 36,5 tỷ USD phần nào cho thấy tác động từ ngành công nghiệp hùng mạnh tới các chính trị gia nước này. Tuy nhiên, tác động ngoại giao từ sự giận dữ của Pháp được nhận định là không lớn, khi Paris dường như đơn độc tại phiên họp Đại🦩 hội đồng Liên Hợp Quốc.
Đức, đồng minh quyền lực của Pháp trong Liên minh châu Âu (EU), tỏ ra không mấy quan tâm tới nỗi cay đắng của Paris trong thương vụ tàu ngầm bất thành. Chính phủ 𝔍Đức chỉ bình luận rằng họ đã biết về tranh cãi giữa Pháp và Australia.
Ngoại trưởng Pháp Le Drian không có kế hoạch gặp riêng người đồng cấp Anh Liz Truss tại New York. Pháp cũng hủy các cuộc họp với Bộ trưởng Q🍃uốc phòng Anh, dự kiến diễn ra trong tuần này.
"Họ có quyền tౠức giận", chuyên gia Francois Heisbourg thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược ở Paris cho biết. "Nhưng Pháp sẽ hứng chịu rủi ro khi để cơn thịnh nộ làm mờ mắt".
Nguyễn Tiến (Theo AFP)